NASA thiếu tiền theo dõi thiên thạch

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) biết có nhiều thiên thạch có thể gây nguy hiểm cho trái đất, nhưng không có tiền để hoàn thành việc theo dõi chúng.

Cách đây 4 năm quốc hội Mỹ giao cho NASA nhiệm vụ phát hiện và theo dõi những "viên đá trời" nguy hiểm có khả năng va vào địa cầu. Tuy nhiên, các nghị sĩ lại không cấp ngân sách để NASA xây dựng các kính viễn vọng đủ mạnh để thực hiện công việc theo dõi. Đây là nội dung của một bản báo cáo do Viện Khoa học quốc gia Mỹ công bố.

Theo báo cáo, cơ quan lập pháp muốn NASA xác định vị trí và quỹ đạo của 90% những thiên thạch nguy hiểm trong khoảng thời gian từ năm 2005 tới 2020. Với hệ thống kính viễn vọng sẵn có, NASA chỉ phát hiện được khoảng 30% thiên thạch như vậy, tức là mới hoàn thành 30% chỉ tiêu. Cơ quan này ước tính khoảng 20.000 thiên thạch và sao chổi trong hệ Mặt Trời có khả năng gây nguy hiểm cho trái đất. Chúng có đường kính lớn hơn 140 m. Nhưng tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học của NASA mới chỉ phát hiện 6.000 thiên thạch trong số đó. 

Những thiên thạch có đường kính 140-1.000 km có thể hủy diệt hoàn toàn một vùng rộng lớn trên trái đất. (Ảnh: Digpoints.com)

Lindley Johnson, giám đốc chương trình Những vật thể gần trái đất của NASA, khẳng định, những viên "đá trời" có đường kính trong khoảng 140 - 1.000 km có thể phá hủy hoàn toàn một vùng rộng lớn trên trái đất.

Vào tháng trước các nhà thiên văn sửng sốt khi một vật thể lao vào sao Mộc, tạo nên một hố có kích thước tương đương trái đất trong bầu khí quyển. Chiếc hố vẫn tiếp tục bành trướng, trong khi kích thước và nguồn gốc của vật thể vẫn chưa được xác định. Sao Mộc thường xuyên bị thiên thạch bắn phá hơn trái đất do nó có lực hấp dẫn và kích thước quá lớn.

Mặc dù phê phán Washington về việc "quên" cấp tiền cho NASA, song báo cáo cũng thừa nhận chính phủ Mỹ là chính quyền duy nhất trên thế giới muốn ngăn chặn các thiên thạch nguy hiểm.

Theo tính toán của NASA, để phát hiện 90% trong số 20.000 thiên thạch nguy hiểm, họ cần 800 triệu USD trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2020. Số tiền đó sẽ được dùng để xây dựng các kính viễn vọng trên mặt đất hoặc trong vũ trụ. Nếu NASA chỉ có 300 triệu USD theo kế hoạch của quốc hội, các nhà khoa học sẽ không thể phát hiện những thiên thạch có đường kính nhỏ hơn 300 m.

Nhưng cho tới nay NASA chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào. John Logsdon, một giáo sư về chính sách vũ trụ của Đại học George Washington, cho rằng có thể NASA sẽ không bao giờ được cấp ngân sách.

"Nhiều người đóng thuế nghĩ rằng chương trình phát hiện thiên thạch nguy hiểm là một kế hoạch ngớ ngẩn và viển vông. Tính tới nay NASA mới chỉ phát hiện 5 vật thể bay gần trái đất, song khả năng chúng va chạm với địa cầu chỉ vào khoảng 1/1.000.000", ông nói.

NASA đang theo dõi sát sao một thiên thạch có đường kính 131 km. Nó có khả năng va chạm với địa cầu vào năm 2048 với xác suất 1/3.000. Một thiên thạch khác có đường kính khoảng 260 km có khả năng bắn phá hành tinh xanh vào các năm 2036, 2037 và 2069 với xác suất 1/43.000.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Ngôi sao còn già hơn vũ trụ

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ

Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News