NASA thử nghiệm thành công khí cầu thám hiểm sao Kim
Nguyên mẫu khí cầu bằng 1/3 kích thước thật bay lên cao 1.200m trong khí quyển Trái đất, thực hiện các hoạt động với độ cao có kiểm soát.
Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA hoàn thành hai chuyến bay thử nghiệm của nguyên mẫu khí cầu robot trên sa mạc Black Rock, bang Nevada, Mỹ, Digital Trends hôm 11/10 đưa tin. Khí cầu này có thể giúp giới khoa học thám hiểm sao Kim trong tương lai.
Việc phóng tàu vũ trụ đến sao Kim rất phức tạp vì áp suất cực lớn, nhiệt độ cao và khí ăn mòn của hành tinh sẽ khiến con tàu trở nên vô dụng chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên, vài chục km phía trên vùng khắc nghiệt này là khu vực mà khí cầu có thể hoạt động an toàn.
Theo JPL, ý tưởng là ghép cặp một khí cầu với một tàu quỹ đạo sao Kim, cả hai cùng nghiên cứu "hành tinh chị em" của Trái đất. Trong khi tàu quỹ đạo hoạt động ở độ cao lớn phía trên khí quyển, thực hiện các phép đo khoa học và đóng vai trò như một thiết bị chuyển tiếp liên lạc, khí cầu robot đường kính khoảng 12 m sẽ bay vào khí quyển.
Nguyên mẫu khí cầu có một bể chứa heli bên trong và bóng khí heli bên ngoài có thể giãn ra và co lại. Các lỗ thông heli cho phép khí đi qua giữa phần bên trong và bên ngoài, làm thay đổi khả năng nổi, do đó giúp các nhà khoa học kiểm soát độ cao của khí cầu.
Thử nghiệm khí cầu thám hiểm sao Kim ở Mỹ.
Nhóm nhà khoa học và kỹ sư từ JPL và tập đoàn Near Space thực hiện hai chuyến bay thử nghiệm với nguyên mẫu khí cầu lớn bằng 1/3 khí cầu sẽ tới sao Kim. Khí cầu bay cao khoảng 1.200m, tới vùng khí quyển có mật độ tương tự ngưỡng mà nó sẽ trải qua ở độ cao khoảng 54.800m trên sao Kim.
Thành công của thử nghiệm tại Nevada cho thấy khí cầu robot có thể lơ lửng trên sao Kim trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, đủ thời gian để theo dõi khí quyển và nghiên cứu các sóng âm sinh ra do động đất, phân tích thành phần hóa học của mây và thực hiện những nhiệm vụ khác. Toàn bộ dữ liệu thu thập sẽ được gửi về Trái đất thông qua tàu quỹ đạo.
"Chúng tôi vô cùng mừng rỡ với màn thể hiện của nguyên mẫu. Nó được phóng lên, thực hiện các hoạt động với độ cao có kiểm soát, và được thu hồi trong tình trạng tốt sau cả hai chuyến bay. Chúng tôi đã ghi lại một lượng lớn dữ liệu từ hai chuyến bay và muốn sử dụng chúng để cải thiện các bản mô phỏng trước khi khám phá 'hành tinh chị em' của Trái đất", Jacob Izraelevitz, nhà kỹ thuật robot tại JPL, chia sẻ.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
