Lộ diện dấu hiệu mới có thể phát ra từ sinh vật ngoài hành tinh

Theo Sci-News, một nghiên cứu mới chỉ ra oxit nitơ - một sản phẩm của quá trình chuyển hóa nitơ của vi sinh vật - là một dấu hiệu sinh học ngoại hành tinh hấp dẫn mà các kính thiên văn Trái đất có thể tìm kiếm thông qua dữ liệu quang phổ.

Trong những năm gần đây, xác định những dấu hiệu khả dĩ có thể đại diện cho sinh vật ngoài hành tinh trên các thế giới ngoài Hệ Mặt trời là điều các nhà thiên văn học theo đuổi. Chúng ta không thể nhìn trực tiếp vào các hành tinh cách xa hàng chục, hàng trăm năm ánh sáng, nhưng tìm kiếm dấu hiệu hóa học của những thứ liên quan đến sự sống trong bầu khí quyển thì có.

Lộ diện dấu hiệu mới có thể phát ra từ sinh vật ngoài hành tinh
Ảnh mô tả về một bản sao Trái đất có thể có sinh vật sống - (Ảnh: SCI-NEWS)

Để một thế giới có sự sống, điều kiện nhất định là chúng phải sở hữu bầu khí quyển toàn cầu với sự trao đổi khí mạnh mẽ giữa sự sống và khí quyển, từ đó tạo ra những hợp chất đặc trưng sinh học.

"Người ta đã suy nghĩ rất nhiều về oxy và methane như dấu hiệu sinh học" -Tiến sĩ Eddie Schwieterman, nhà sinh vật học thiên văn từ Trường Đại học California ở Riverside, Viện Khoa học Vũ trụ Blue Marble và tham gia một số nhiệm vụ của NASA, cho biết.

Nhưng càng nhiều lựa chọn tìm kiếm thì khả năng đạt được thành quả càng cao. Tiến sĩ Schwieterman và các đồng nghiệp đã xác định xem các sinh vật sống trên một hành tinh tương tự như Trái đất có thể tạo ra bao nhiêu oxit nitơ, từ đó thiết lập các mô phỏng.

Họ xác định những hệ sao như TRAPPIST-1, nổi tiếng với 7 hành tinh giống Trái đất, có khả năng cao để được xem xét dựa vào oxit nitơ. Mô hình này hiệu quả với khá nhiều loại hệ sao khác, miễn là chúng có các hành tinh giống Trái đất.

Việc xác định chính xác oxit nitơ có thể được thực hiện tốt bởi những đài quan sát hiện đại như Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ - châu Âu - Canada).

Tiến sĩ Schwieterman nói thêm: "Kết luận này dựa trên nồng độ oxit nitơ trong bầu khí quyển của Trái đất ngày nay". Ông cho rằng các hành tinh quay quanh các sao lùn loại K và M nên được xem xét đầu tiên bởi sẽ tạo ra loại quang phổ phù hợp, không làm nhiễu loạn dấu hiệu của hợp chất tiềm năng này.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh chụp luồng plasma dài 1,6 triệu km phóng ra từ Mặt trời

Ảnh chụp luồng plasma dài 1,6 triệu km phóng ra từ Mặt trời

Nhà nhiếp ảnh thiên văn Mỹ tổng hợp hàng trăm nghìn ảnh lẻ để tạo ra ảnh chụp luồng plasma phóng vào không gian với tốc độ khoảng 161.000 km/h.

Đăng ngày: 10/10/2022
Australia muốn trồng cây trên Mặt trăng vào năm 2025

Australia muốn trồng cây trên Mặt trăng vào năm 2025

Australia hôm 7/10 tiết lộ kế hoạch phóng hạt giống trên Mặt Trăng mà họ cho rằng có thể giúp thiết lập một thuộc địa trong tương lai.

Đăng ngày: 10/10/2022
Thiên thạch xóa sổ khủng long từng tạo sóng thần cao 4,5km

Thiên thạch xóa sổ khủng long từng tạo sóng thần cao 4,5km

Tiểu hành tinh xóa sổ khủng long cách đây 66 triệu năm từng tạo ra sóng thần cao hàng kilomet trên vịnh Mexico, nghiên cứu công bố hôm 4/10 trên tạp chí AGU Advances.

Đăng ngày: 08/10/2022
Một thiên thể bạn đang nhìn thấy được Trái đất sinh ra chỉ trong vài giờ

Một thiên thể bạn đang nhìn thấy được Trái đất sinh ra chỉ trong vài giờ

Một mô phỏng siêu máy tính mới dựa trên các dữ liệu đã biết về Trái đất, Mặt trăng và hành tinh giả thuyết Theia vừa chỉ ra một đoạn lịch sử gây sốc của địa cầu.

Đăng ngày: 08/10/2022
Cùng chờ đón mưa sao băng Draconids tuyệt đẹp và trăng tròn từ đêm nay

Cùng chờ đón mưa sao băng Draconids tuyệt đẹp và trăng tròn từ đêm nay

Vào ngày 8 và 9/10, bầu trời trên khắp Trái đất sẽ sáng lấp lánh với những thiên thạch và bụi vũ trụ rực rỡ trong trận mưa sao băng Draconids.

Đăng ngày: 08/10/2022
Tàu SpaceX chở phi hành gia Nga ghép nối thành công với trạm ISS

Tàu SpaceX chở phi hành gia Nga ghép nối thành công với trạm ISS

Tàu Dragon Endurance chở nữ phi hành gia thổ dân Mỹ và phi hành gia Nga đầu tiên ghép nối thành công với trạm ISS vào rạng sáng nay.

Đăng ngày: 07/10/2022
Những nước nào xả rác ra vũ trụ nhiều nhất?

Những nước nào xả rác ra vũ trụ nhiều nhất?

Nga, Mỹ và Trung Quốc hiện đang là 3 nước có nhiều hoạt động thám hiểm vũ trụ nhất, và cũng là những nước xả nhiều rác thải ra ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 07/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News