NASA thử nghiệm thành công tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới
Cuộc thử nghiệm này sẽ mở ra hi vọng rất lớn khi có thể đưa người lên Sao Hỏa.
Theo ScienceAlert đưa tin, NASA đã thử nghiệm thành công động cơ tên lửa mạnh nhất thế giới.
Đây là lần thử động cơ thứ 3 của hệ thống phi thuyền đẩy SLS (Space Launch System) đưa tàu vũ trụ không người lái Orion của NASA lên bay thử nghiệm vào cuối năm 2018.
SLS sẽ được trang bị hai động cơ tên lửa đẩy năm phân khúc
SLS sẽ được trang bị hai động cơ tên lửa đẩy năm phân khúc - một trong số đó đã được thử nghiệm hồi đầu tháng này - và bốn động cơ chính RS-25.
Chúng sẽ cung cấp 75% năng lượng đẩy cần thiết để đưa tàu Orion thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất để đến với Mặt trăng hoặc xa hơn thế nữa.
Thử nghiệm thành công thể hiện những bước phát triển rõ rệt của Hệ Thống Phóng Tên Lửa Không Gian. Đây cũng sẽ là dấu mốc quan trọng của cơ quan vũ trụ này trong Sứ mệnh Sao Hỏa của mình khi động cơ chính RS-25 sẽ cùng với "những con quái vật khác" được chuẩn bị kĩ lưỡng để đưa người lên Sao Hỏa.
SLS cao hơn tượng Nữ thần Tự do và có khả năng chở hơn gấp 2 lần trọng lượng của bất kỳ tàu con thoi cũ nào của NASA.
Được biết, SLS cao hơn tượng Nữ thần Tự do và có khả năng chở hơn gấp 2 lần trọng lượng của bất kỳ tàu con thoi cũ nào của NASA. Nó được thiết kế để mang theo 4 phi hành gia.
Để đạt được tham vọng đưa người lên Sao Hỏa, hệ thống tên lửa đẩy SLS (Space Launch System) đưa tàu vũ trụ không người lái Orion của NASA sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên dự kiến vào tháng 9/2018.
Việc thử nghiệm sẽ bao gồm việc lắp đặt toàn bộ hệ thống tên lửa đẩy lên bệ phóng. Như một bài thử nghiệm hệ thống, tàu Orion sẽ bay quãng đường xa hơn từ Trái đất đến Mặt trăng khoảng 69.000km và quay lại nhằm chắc chắn rằng mọi việc hoàn hảo trước khi đưa con người lên vũ trụ với khoảng cách xa như vậy.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
