NASA thừa nhận khó tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất
Các nhà khoa học lâu nay vẫn khát khao tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, tuy nhiên, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, "khó tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất."
Khó tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất
Theo Guardian, các nhà khoa học NASA hôm qua họp bàn về nhiệm vụ tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất sắp được triển khai như sử dụng vệ tinh, tàu vũ trụ, tàu thăm dò và đổ bộ sao Hỏa, sao Mộc, một tiểu hành tinh.
Bề mặt sao Hỏa ngập trong tia cực tím và bức xạ. (Ảnh: Guardian)
"Giới khoa học đang đoàn kết lại, hy vọng tìm thấy sự sống trong vũ trụ," tiến sĩ John Grunsfeld, nhà khoa học NASA nói. Tuy nhiên, ông thừa nhận, "khó tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất."
"Chúng ta thậm chí không thể định nghĩa chính xác dấu hiệu sự sống là gì."
Grunsfeld cho biết nhiều nhiệm vụ sẽ được triển khai trên sao Hỏa những năm tới. Theo đó, robot thăm dò Curiosity sẽ tiếp tục khám phá sao Hỏa. Hồi tháng 4, nó tìm thấy nước trên bề mặt hành tinh đỏ. Ngoài ra, năm 2016-2018, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ triển khai chương trình thăm dò sao Hỏa ExoMars, nhằm tìm kiếm dấu hiệu sự sống ở đây.
"Bề mặt sao Hỏa ngập trong tia cực tím và bức xạ," Grunsfeld nói. Do đó, các tàu đổ bộ sẽ "khoan sâu xuống lòng đất hơn bất cứ tàu đổ bộ nào trước đây." Nó có khả năng khoan xuyên xuống lớp vỏ sao Hỏa hàng chục mét, nơi bức xạ gây chết người trên bề mặt sao Hỏa không chiếu tới được.
Nhiều vùng trên sao hỏa tồn tại nước đóng băng, nằm ở trên các sông băng đầu hai cực sao Hỏa, hoặc dưới bề mặt. Có thể có sự sống ở đó, tuy nhiên, "để tới được những nơi đó, là cả một thử thách lớn," Grunsfeld nhận định.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
