NASA tiết lộ bảy thiết bị được sử dụng trên tàu Mars 2020
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 31/7 cho biết tàu thám hiểm sao Hỏa vào năm 2020 (Mars 2020) của NASA sẽ mang theo 7 thiết bị để tiến hành các cuộc thăm dò chưa từng có trên "Hành tinh Đỏ", trong đó có một thiết bị có khả năng tạo ra khí oxy cho con người.
Theo NASA, những thiết bị này được lựa chọn từ 58 thiết bị thăm dò mà các nhà nghiên cứu và các kỹ sư trên thế giới đã đề xuất hồi đầu năm nay với chi phí phát triển ước tính khoảng 130 triệu USD.
Ảnh: nationalgeographic.com
Gây được nhiều sự chú ý nhất trong số những thiết bị trên là Mars Oxygen ISRU Experiment (MOXIE), một thiết bị có khả năng tạo ra khí ôxy từ dioxite carbon trong bầu khí quyển trên sao Hỏa.
Một thiết bị khác cũng thu hút khá nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu sao Hỏa là máy phân tích động lực học về môi trường trên sao Hỏa (MEDA) với cấu tạo là một bộ cảm biến có khả năng đo nhiệt độ, tốc độ và hướng gió, áp suất, độ ẩm tương đối, cũng như kích cỡ và hình dáng của những hạt bụi trên sao Hỏa.
Ngoài hai thiết bị nói trên, tàu thám hiểm Mars 2020 cũng sẽ được trang bị Mastcam-Z, một hệ thống camera có những tính năng cung cấp hình ảnh toàn cảnh, hình ảnh nổi, và có thể phóng to hoặc thu nhỏ đối tượng hình; máy quay phim SuperCam với chức năng chụp hình, phân tích thành phần hóa học và khoáng vật học giúp phát hiện từ xa sự hiện diện của chất hữu cơ; Quang phổ kế huỳnh quang X-quang nhận dạng nguyên tố hóa học; Quang phổ kế phân tích môi trường sống nhằm xác định khoáng vật và phát hiện các thành phần hữu cơ; và Radar chụp hình thăm dò lớp dưới bề mặt sao Hỏa (RIMFAX) được điều khiển từ mặt đất, cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao về cấu trúc địa chất của lớp dưới bề mặt Sao Hỏa.
Theo ông William Gerstenmaier, Phó phụ trách ban điều hành hoạt động thăm dò nhân sinh của NASA, tàu thám hiểm Mars 2020 sẽ giúp giải tỏa những thắc mắc của các nhà du hành vũ trụ về vấn đề môi trường trên sao Hỏa và giúp họ thử nghiệm những công nghệ cần thiết trước khi hạ cánh, thám hiểm trên Hành tinh Đỏ và quay trở về Trái Đất.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
