NASA tiết lộ kế hoạch bắn tiểu hành tinh tiến gần Trái Đất
NASA công bố kế hoạch phóng thử nghiệm phi thuyền làm thay đổi quỹ đạo tiểu hành tinh tiến gần Trái Đất.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết sẽ tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên trong dự án DART nhằm thay đổi hướng bay của tiểu hành tinh hướng đến Trái Đất, CNN ngày 2/7 dẫn thông cáo của NASA cho hay.
DART là dự án hợp tác giữa NASA và phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins ở Maryland, có mục đích loại bỏ hiểm họa từ các tiểu hành tinh lớn hơn kích thước có thể bị bầu khí quyển Trái Đất đốt cháy.
Đồ họa kỹ thuật bảo vệ Trái Đất trước tiểu hành tinh. (Video: Emergency Asteroid Defence Project).
Mục tiêu của cuộc thử nghiệm là hệ tiểu hành tinh Didymos không đe dọa Trái Đất, gồm tiểu hành tinh Didymos B nhỏ hơn quay quanh tiểu hành tinh Didymos A. NASA sẽ phóng một tàu vũ trụ có kích thước bằng tủ lạnh đâm vào Didymos B ở vận tốc 21.436km/h khi Didymos tiến gần Trái Đất vào tháng 10/2022.
"Kĩ thuật này thay đổi một phần nhỏ vận tốc của tiểu hành tinh trước thời điểm vụ va chạm với Trái Đất diễn ra, kéo theo sự thay đổi trong quỹ đạo bay của tiểu hành tinh đó", NASA nói trong thông cáo.
NASA sẽ phóng một tàu vũ trụ có kích thước bằng tủ lạnh đâm vào Didymos B ở vận tốc 21.436km/h.
Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu cú va đập cùng tác động của cuộc thử nghiệm lên quỹ đạo của Didymos B để cân nhắc tính hiệu quả của phương pháp này trong việc bảo vệ Trái Đất.
Các nhà khoa học tin tưởng đây là phương pháp bảo vệ Trái Đất hiệu quả. "DART là bước đi quan trọng cho thấy chúng ta có thể bảo vệ Trái Đất khỏi một vụ va chạm với tiểu hành tinh trong tương lai", Andy Cheng, một trong các nhà khoa học dẫn đầu của phòng thí nghiệm Johns Hopkins nói. Kế hoạch về cuộc thử nghiệm được NASA công bố hôm 30/6, Ngày Tiểu hành Tinh Quốc tế.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
