NASA tiết lộ kế hoạch xử lý trạm ISS nặng 420 tấn

Khoảng cuối thập kỷ này, khi dự kiến ngừng hoạt động, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sẽ được một tàu vũ trụ dẫn xuống khí quyển và bốc cháy.

NASA tiết lộ kế hoạch xử lý trạm ISS nặng 420 tấn
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp từ tàu Crew Dragon của SpaceX. (Ảnh: NASA).

Hiện tại, NASA và hầu hết các đối tác quốc tế dự định vận hành trạm ISS đến năm 2030. Khi đó cấu trúc cơ bản của trạm sẽ trở nên "kiệt sức" và không thể tiếp tục đón phi hành gia một cách an toàn. Do đó, các chuyên gia phải tìm cách xử lý phù hợp nhất với cấu trúc khổng lồ nặng khoảng 420 tấn này, New Atlas hôm 24/9 đưa tin.

5 cơ quan vũ trụ gồm Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA), Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos đã vận hành trạm ISS từ năm 1998, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát phần cứng mà mình cung cấp. Trạm được thiết kế để các phần phụ thuộc lẫn nhau và hoạt động dựa vào sự đóng góp từ các đối tác. Mỹ, Nhật Bản, Canada và ESA cam kết vận hành trạm đến năm 2030, trong khi Nga dự kiến tham gia vận hành ít nhất đến năm 2028.

Khi trạm ISS ngừng hoạt động, việc đẩy trạm lên quỹ đạo cao hơn không khả thi vì sẽ đòi hỏi mức năng lượng khổng lồ và áp lực đặt lên trạm có thể khiến nó vỡ ra. Giải pháp thay thế là đưa trạm lao xuống khí quyển một cách có kiểm soát, để nó bốc cháy và mọi mảnh vỡ còn sót lại sẽ rơi xuống một vùng biển không người.

Ban đầu, các chuyên gia dự định sử dụng một nhóm tàu chở hàng Progress của Nga để đẩy ISS vào quỹ đạo mong muốn. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ, NASA và các đối tác vận hành trạm ISS nhận thấy phương pháp này sẽ không đủ hiệu quả. Ngoài ra, có thể việc Nga dự kiến rời trạm vào năm 2028 và mối quan hệ giữa Nga với các đối tác khác đi xuống khiến kế hoạch trước đó trở nên không chắc chắn.

Để thay thế, NASA đề xuất các công ty Mỹ phát triển Phương tiện Hạ quỹ đạo Mỹ (USDV), dùng cho giai đoạn hạ quỹ đạo cuối cùng sau khi trạm ISS hạ độ cao một cách tự nhiên. Phương tiện có thể là bản sửa đổi của một mẫu tàu hiện nay hoặc là thiết kế hoàn toàn mới. USDV phải hoạt động được ngay trong chuyến bay đầu tiên, có đủ khả năng dự phòng và khả năng phục hồi từ sự cố bất thường để tiếp tục quá trình hạ quỹ đạo quan trọng, đưa trạm ISS lao xuống khí quyển và bốc cháy. USDV sẽ cần nhiều năm để phát triển, thử nghiệm và được chứng nhận.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mẫu đất đá thu thập từ tiểu hành tinh Bennu đáp xuống Trái đất an toàn sau hành trình 6,2 tỉ km

Mẫu đất đá thu thập từ tiểu hành tinh Bennu đáp xuống Trái đất an toàn sau hành trình 6,2 tỉ km

Sau khi thu thập mẫu đất đá từ tiểu hành tinh Bennu vào năm 2020, vào tháng 5 2021, tàu vũ trụ OSIRIS-REx đã khởi hành trở về Trái đất mang theo khoang chứa vật chất này.

Đăng ngày: 26/09/2023

"Vương quốc" 11 tỉ năm tuổi gửi tín hiệu đỏ đến người Trái đất

Không chỉ cải trang thành một ngôi sao sáng chói trên bầu trời, một lỗ đen huyền bí còn " bịt mắt" người Trái đất. Tuy nhiên thứ mà lỗ đen che giấu đã phát ra tín hiệu đặc biệt.

Đăng ngày: 26/09/2023
NASA

NASA "truy tìm" sự sống ngoài hành tinh như thế nào?

NASA phát triển công nghệ che chắn ánh sáng từ một ngôi sao để tìm kiếm dấu hiệu sự sống trong bầu khí quyển của các hành tinh.

Đăng ngày: 25/09/2023
Hình ảnh ngôi sao mới đang phun khí ầm ầm trên dải ngân hà

Hình ảnh ngôi sao mới đang phun khí ầm ầm trên dải ngân hà

Kính thiên văn James Webb đã chụp được hình ảnh mới về một tiền sao giống mặt trời phun ra khí và bụi tạo thành sóng xung kích đáng kinh ngạc khi nhìn bằng tia hồng ngoại.

Đăng ngày: 25/09/2023
NASA trả lời về nguy cơ thả sinh vật vũ trụ xuống Trái đất hôm nay

NASA trả lời về nguy cơ thả sinh vật vũ trụ xuống Trái đất hôm nay

Trong ngày 24-9, lúc 22 giờ 55 phút (theo giờ Việt Nam), OSIRIS-REx của NASA sẽ thả xuống Trái Đất mẫu vật lấy từ tiểu hành tinh Bennu, có thể chứa khối xây dựng sự sống nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/09/2023
Máy gia tốc hạt lớn của châu Âu có thể tạo ra lỗ đen không?

Máy gia tốc hạt lớn của châu Âu có thể tạo ra lỗ đen không?

Máy gia tốc hạt lớn (LHC) được biết đến là một trong những cơ sở thí nghiệm khoa học lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử loài người.

Đăng ngày: 24/09/2023
Tập bản đồ Mặt trăng cực chi tiết đầu tiên trên thế giới

Tập bản đồ Mặt trăng cực chi tiết đầu tiên trên thế giới

Trước khi con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, Johannes Hevelius đã công bố tập bản đồ Mặt trăng chi tiết đến từng miệng núi lửa.

Đăng ngày: 24/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News