NASA trả Nga bao nhiêu cho mỗi vé lên vũ trụ?
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phải chấp nhận chi trả chi phí khổng lồ để mượn tàu Soyuz của Nga trong các chuyến đi lên trạm vũ trụ và trở về Trái Đất.
Sau khi ngừng sử dụng tàu con thoi vào năm 2011, NASA hiện nay phải thuê phi thuyền Soyuz của Nga để đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và trở về Trái Đất với chi phí tăng dần theo thời gian, theo Business Insider.
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga được dùng để chở phi hành gia NASA lên trạm ISS. (Ảnh: NASA).
Trong khi các công ty hàng không của Mỹ như SpaceX và Boeing vẫn đang loay hoay chế tạo, thử nghiệm và chờ chính phủ phê duyệt hai thiết kế tàu vũ trụ mới như Dragon và CST-100 Starliner, Soyuz vẫn là lựa chọn duy nhất của NASA và các tổ chức khác như Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA).
Chi phí tăng theo các năm mà NASA phải trả cho Nga. (Ảnh: NASA).
Dù cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đã vài lần nâng cấp thiết kế của tàu Soyuz trong các thập kỷ qua, cách bố trí trên tàu hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi ghế phi hành gia mà Roscosmos thu từ các cơ quan vũ trụ nước ngoài đã tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Trong báo cáo công bố hôm 1/9, Bộ phận Thanh tra của NASA (OIG) đưa ra bảng so sánh mức phí Roscosmos thu của NASA từ năm 2006 cùng chi phí dự kiến trong tương lai gần. Theo đó, NASA từng phải trả 21,8 triệu USD cho mỗi ghế phi hành gia trên tàu Soyuz vào các năm 2007 và 2008. Ngay sau khi NASA dừng chương trình phóng tàu con thoi, mức phí này gia tăng đáng kể qua các năm.
Các phi hành gia bị nhồi nhét trong không gian chật hẹp trên tàu Soyuz. (Ảnh: NASA).
Trong năm 2016, mức phí chuyên chở của tàu Soyuz vào khoảng 70 triệu USD, nhưng đến năm 2018, NASA và các đối tác sẽ phải trả khoảng 81 triệu USD để đưa một phi hành gia lên trạm ISS và trở về Trái Đất bằng tàu Soyuz.
Với giá "vé" 81 triệu USD, các phi hành gia được đảm bảo về độ an toàn, nhưng phải chịu đựng không gian chật hẹp giữa những thiết bị điện tử hàng không và hàng hóa trong thời gian từ 6 đến 48 tiếng của tàu Soyuz.
Mức phí này tăng 372% trong vòng 10 năm và tổng chi chí NASA phải trả cho Roscosmos sau 12 năm là khoảng 3,72 tỷ USD, trong khi mức giá mà NASA chấp nhận chi trả cho mỗi ghế phi hành gia trên tàu vũ trụ của SpaceX và Boeing chỉ là 58 triệu USD.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
