NASA trình diễn tàu đổ bộ mặt trăng Morpheus
Morpheus được NASA thiết kế để mang hàng hóa lên Mặt Trăng và các nơi khác trong vũ trụ. Nó có thể chở gần 500kg hàng như phi hành gia, robot, phòng thí nghiệm cỡ nhỏ...
>>> Video: Trình diễn tàu đổ bộ mặt trăng Morpheus
Vào năm 2010, NASA khởi động dự án Morpheus (tên đặt theo vị thần của những giấc mơ trong thần thoại Hy Lạp) được thiết kế như một nguyên mẫu phương tiện đổ bộ. Morpheous là dự án kế tục Project M – dự án nghiên cứu nhằm đem robot có hình dạng con người trở lại mặt trăng.
Sau 1 năm nghiên cứu, đến năm 2011 NASA cho thử nghiệm bay chiếc Morpheus đầu tiên (có nối dây với mặt đất). Động cơ lên tới 19.000N của Morpheus cho phép NASA đặt các thiết bị nặng kí và kích cỡ lớn hơn lên tàu đổ bộ này.
Mục tiêu quan trọng nhất của Morpheus là có thể hạ cánh tự động, không cần tới sự trợ giúp của phi công như thế hệ máy bay trước đó – Quad (hay còn có tên gọi là Pixel). Theo thiết kế của NASA, Morpheus sẽ có thể tự động tránh các chướng ngại vật trên mặt đất, tự động lái và điều khiển, đồng thời cũng sẽ sử dụng một loại nhiên liệu cực kì thân thiện với môi trường: hỗn hợp ô-xy lỏng và methane lỏng.
Morpheus vào năm 2011
Đến tháng 7/2012, mẫu Morpheus thử nghiệm được gửi đến Trung tâm Vũ trụ Kennedy để thử nghiệm bay. Ngày 8/9/2012, mẫu Morpheus thử nghiệm mang số hiệu #1 Unit Alpha đã bị nổ tung khi đang cất cánh. Không có thiệt hại về người, song Alpha đã bị hư hỏng nặng.
Tai nạn của Morpheus vào năm 2012
Trong suốt khoảng thời gian sau đó, NASA đã liên tục mang tới cho Morpheus nhiều cải tiến quan trọng. Đến mùa xuân năm 2013, Morpheus đã có thể bay với độ cao 800m. Đến ngày 10/12/2013, NASA công bố một đoạn video cho thấy Morpheus giờ đã có thể bay một cách "tự do" tại Trung tâm Kennedy.
Trong tương lai, NASA cho biết sẽ cố gắng để nâng sức chở của Morpheus lên 500kg, cho phép mang một phòng thí nghiệm nhỏ cùng một phi hành gia lên Mặt trăng hoặc một hành tinh ngoài trái đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
