NASA vận chuyển bệ phóng khổng lồ bằng xe bánh xích

Bệ phóng di động (MLP) rời khỏi Tòa nhà Lắp ráp Phương tiện ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy trên cỗ xe bánh xích nặng 2.700 tấn.

Bệ phóng cao 116 m sẽ chở tên lửa Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) và tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Mặt Trăng Artemis 1 sắp tới, dự kiến cất cánh cuối năm sau. Để chuẩn bị bệ phóng cho nhiệm vụ này, các kỹ sư đã chuyển nó tới Tổ hợp phóng 39B cho hàng loạt thử nghiệm.

NASA vận chuyển bệ phóng khổng lồ bằng xe bánh xích
Bệ phóng di động "cưỡi" trên lưng cỗ xe bánh xích. (Ảnh: NASA).

MLP bắt đầu hành trình dài 6,8km tới tổ hợp phóng sau nửa đêm ngày 20/11 và đến nơi 10 tiếng sau. Hành trình này là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị phóng, giúp nhóm kỹ sư sẵn sàng cho buổi tổng duyệt cũng như sự kiện phóng SLS và Orion. MLP sẽ lưu lại tổ hợp 39B trong hai tuần, trải qua nhiều hoạt động trước lúc phóng. Đầu tiên, các kỹ sư sẽ vệ sinh kỹ lưỡng MLP từ trên xuống dưới, gỡ mọi mảnh vụn còn sót lại từ quá trình chế tạo. Điều này sẽ giảm bớt nguy cơ trong SLS/Orion trong lúc phóng. Một số mảnh vụn phải dùng tới vòi phun cao áp có sẵn ở tổ hợp phóng để loại bỏ. Nhóm kỹ sư sẽ sử dụng hệ thống dập lửa với các vòi phun ở mỗi tầng. Nhờ vậy, họ có thể tiếp cận mọi ngóc ngách nhằm đảm bảo không sót lại mảnh vụn nào có thể phá hủy tên lửa hoặc tàu vũ trụ vào ngày phóng. Hoạt động này cũng cho phép các kỹ sư xác nhận lại hệ thống dập lửa của MLP.

Theo Lanham, bệ phóng di động được chế tạo từ đầu cho chương trình Constellation của NASA, sau đó nhóm kỹ sư chỉnh sửa lại cỗ máy để đỡ SLS. Theo chương trình khám phá Mặt Trăng Artemis 1, NASA sẽ đưa người phụ nữ đầu tiên và người đàn ông tiếp theo lên Mặt Trăng trong năm 2024. Nhưng trước đó, cơ quan này cần thử nghiệm đầy đủ cả tên lửa và tàu vũ trụ. Với nhiệm vụ Artemis 1, tàu vũ trụ không người lái Orion sẽ bay vòng quanh Mặt Trăng cuối năm 2021.

Hiện nay, NASA đang trong quá trình thử nghiệm các hệ thống trên mẫu tên lửa SLS đầu tiên. Tháng 11/2020, NASA sẽ tiến hành thử nghiệm khai hỏa với 4 động cơ RS-125 của SLS tại Trung tâm Vũ trụ Stennis của NASA ở Mississippi, là một trong những cột mốc lớn cuối cùng trước buổi phóng năm sau. Chuyến bay Artemis 1 sẽ kiểm tra hiệu suất của nhiều hệ thống quan trọng trên cả hai phương tiện, bao gồm tấm chắn nhiệt cho khoang chở phi hành gia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu NASA liên lạc với Trái đất từ khoảng cách 19 tỷ km

Tàu NASA liên lạc với Trái đất từ khoảng cách 19 tỷ km

Sau 7 tháng không thể chỉ huy với tàu Voyager 2, NASA nối lại liên lạc thông qua truyền các chỉ thị và quy trình mới cho con tàu.

Đăng ngày: 05/11/2020
Sinh vật 4 tỉ năm trước

Sinh vật 4 tỉ năm trước "hồi sinh" nơi tiểu hành tinh đâm vào Trái đất

Miệng hố va chạm Chicxulub – tàn tích của tiểu hành tinh giết khủng long 66 triệu năm trước đã tạo ra một hệ thống thủy nhiệt nơi sinh ra dạng sự sống y hệt các vi sinh vật liên đại Hỏa Thành.

Đăng ngày: 04/11/2020
Phát hiện thiên thể hiếm thấy lai giữa sao chổi và tiểu hành tinh

Phát hiện thiên thể hiếm thấy lai giữa sao chổi và tiểu hành tinh

Các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện phần đầu sao chổi dài 400.000 km của một thiên thể đặc biệt hiếm gặp.

Đăng ngày: 04/11/2020
Nhật thiết kế sân bay vũ trụ đẹp như mơ

Nhật thiết kế sân bay vũ trụ đẹp như mơ

Sân bay vũ trụ Spaceport City đặt ở Tokyo được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 03/11/2020
Mảnh vỡ từ một hành tinh khác sống được rơi xuống Sahara

Mảnh vỡ từ một hành tinh khác sống được rơi xuống Sahara

Nghiên cứu kéo dài nhiều năm đã giải mã được suối nguồn sự sống và nguồn gốc bất ngờ của vật thể ngoài hành tinh được tìm thấy ở sa mạc Sahara năm 2012.

Đăng ngày: 03/11/2020
Hình ảnh kinh hoàng về vụ phun trào núi lửa trên sao Kim

Hình ảnh kinh hoàng về vụ phun trào núi lửa trên sao Kim

Trái đất đã xảy ra một số vụ phun trào núi lửa thảm khốc, tuy nhiên, một hình ảnh mới được NASA chia sẻ cho thấy những vụ phun trào núi lửa trên sao Kim có thể còn kinh hoàng hơn.

Đăng ngày: 03/11/2020
Dải Ngân Hà có thể chứa 300 triệu hành tinh ở được

Dải Ngân Hà có thể chứa 300 triệu hành tinh ở được

Dựa trên dữ liệu từ kính viễn vọng Kepler và nhiệm vụ Gaia, một nhóm nhà khoa học ước tính dải Ngân Hà có hàng trăm triệu hành tinh phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 02/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News