Bằng cách nào để đưa oxy đến tất cả tế bào trong cơ thể?

Bạn hít vào khoảng 17,000 lần 1 ngày. Tuy không để ý nhưng đó thật sự một nỗ lực phối hợp rất lớn. Các cơ quan nội tạng quan trọng như ruột, não, xương, phổi, máu và tim cùng làm việc để duy trì sự sống bằng cách đưa oxy tới các mô trong cơ thể, vì hầu hết các tế bào đều cần oxy nhằm tạo ra một phân tử gọi là ATP - năng lượng giúp tế bào hoạt động. Tuy nhiên, để đưa oxy đi khắp cơ thể là nhiệm vụ cực khó và nó diễn ra theo trình tự sau.

Vai trò của hệ tiêu hóa

Đầu tiên, muốn oxy đến được với các tế bào trong cơ thể, cần có một mạng lưới vận chuyển cực lớn. Đây là nhiệm vụ của 20 nghìn tỷ tế bào hồng cầu. Mỗi tế bào chứa 270 triệu phân tử gắn oxy. Để tạo ra những tế bào này, cơ thể sử dụng các nguyên liệu từ những thực phẩm ta ăn. Vậy nên quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể sẽ bắt đầu ở ruột. Tại đây, thức ăn được phá vỡ thành nhiều chất khác nhau và hấp thụ qua thành ruột. Trong các chất đó, sắt là nguyên liệu chính để sản xuất hồng cầu.

Bằng cách nào để đưa oxy đến tất cả tế bào trong cơ thể?

Vai trò của tủy xương

Sắt di chuyển trong hệ tuần hoàn tới các mô tạo huyết trong tủy xương, đây là nơi tạo ra hồng cầu. Thận điều tiết mức độ nhiều ít của hồng cầu qua việc giải phóng erythropoietin, một loại hormone kích thích tủy xương phát triển. Mỗi giây, cơ thể chúng ta cần tạo ra 2.5 triệu tế bào máu mới đủ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Bằng cách nào để đưa oxy đến tất cả tế bào trong cơ thể?

Vai trò của não bộ

Não cũng hỗ trợ quá trình này bằng cách gửi thông điệp qua hệ thống dây thần kinh đến cơ hoành và cơ liên sườn yêu cầu chúng co lại khiến lòng ngực phình lên tạo khoảng trống giúp phổi có không gian để nở ra. Khoảng trống đó làm phổi bạn mang áp lực âm hút không khí chứa oxy từ ngoài vào.

Vai trò của phổi

Tưởng tượng phổi bạn là hai quả bong bóng lớn, nhưng chúng thực sự phức tạp hơn nhiều. Các tế bào máu trong mạch máu ở phổi bạn chỉ có thể nhận những phân tử oxy rất gần chúng. Nên bên trong phổi được chia ra thành hàng trăm triệu quả bóng mini gọi là các phế nang, nhờ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc lên tới 100 mét vuông. Các bức tường phế nang được cấu thành từ những tế bào cực kì mảnh được bao quanh bởi các mao mạch giúp đưa máu và oxy đến đủ gần để khuếch tán.

Bằng cách nào để đưa oxy đến tất cả tế bào trong cơ thể?

Vai trò của hệ tuần hoàn

Sau khi nhận đủ oxy, những tế bào giàu oxy được vận chuyển khắp cơ thể thông qua hệ tuần hoàn gồm một tập hợp các mao mạch có khả năng chạm tới tất cả tế bào trong cơ thể. Nếu ta trải thẳng tất cả các mạch máu trong cơ thể thì có thể quấn được vài vòng Trái Đất, một con đường vô cùng dài. Do đó, để máu đi khắp cơ thể trong thời gian cực ngắn phải cần một lực đẩy đủ lớn và liên tục, đó là lúc tim làm việc. Trái tim con người đập trung bình khoảng 100,000 lần 1 ngày, đẩy máu đến mọi ngóc ngách.

Bằng cách nào để đưa oxy đến tất cả tế bào trong cơ thể?

Cả hệ thống phức tạp này được xây dựng chỉ với một nhiệm vụ là đưa oxy đi khắp cơ thể. Nếu một chức năng bị lỗi, cả cơ thể chúng ta sẽ sụp đổ. Ruột, não, xương, phổi, máu và tim phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng kéo dài năm này qua năm khác, một hệ thống hoàn hảo!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ta có thể biến sa mạc Sahara thành nhà máy năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới không?

Ta có thể biến sa mạc Sahara thành nhà máy năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới không?

Từ khi biết đến sự tồn tại của pin Mặt Trời, ta vẫn mong ước chinh phục một trong những nơi khó sống nhất Trái đất, biến nó thành "mỏ" năng lượng khổng lồ.

Đăng ngày: 03/11/2020
10 điều lạ thường nhất về địa chất mà không phải ai cũng biết

10 điều lạ thường nhất về địa chất mà không phải ai cũng biết

Thế giới của chúng ta vô cùng rộng lớn và đầy những kỳ quan tự nhiên tuyệt đẹp. Hãy cùng chúng tôi khám phá top 10 địa điểm có điều lạ thường nhất về địa chất dưới đây nhé.

Đăng ngày: 02/11/2020
Triệu phú Anh tuyên bố làm được kim cương từ không khí

Triệu phú Anh tuyên bố làm được kim cương từ không khí

Một triệu phú kiêm nhà môi trường học người Anh đã tạo ra loại kim cương thân thiện với môi trường, được “làm hoàn toàn từ bầu trời”.

Đăng ngày: 02/11/2020
Đường là gì? Con người có thực sự cần ăn đường không?

Đường là gì? Con người có thực sự cần ăn đường không?

Đường - thứ gia vị ngọt ngào mà hầu như chúng ta thấy ở khắp nơi trên các loại thực phẩm hàng ngày, là tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử carbohydrate (thường viết tắt là carbs).

Đăng ngày: 02/11/2020
Những âm thanh 'kinh dị' ngoài không gian

Những âm thanh 'kinh dị' ngoài không gian

Nhân dịp Halloween, NASA công bố danh sách những âm thanh ghê rợn mà các tàu vũ trụ và thiết bị thám hiểm hệ Mặt Trời thu thập được.

Đăng ngày: 01/11/2020
5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu

5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu

Những thứ hay ho bạn thấy trên TV thường dựa trên những câu chuyện điên rồ khó tin, thậm chí vô lý đến mức dù nó có được "tô lông vẽ cánh" từ sự thật thì vẫn quá khó chấp nhận.

Đăng ngày: 01/11/2020
Hi sinh 1 người để cứu 5 người: Thí nghiệm đạo đức nổi tiếng, nhân loại tranh cãi cả thế kỷ

Hi sinh 1 người để cứu 5 người: Thí nghiệm đạo đức nổi tiếng, nhân loại tranh cãi cả thế kỷ

Trolley Problem là thí nghiệm thú vị, giúp chúng ta nhận ra tâm lý con người có tính quy luật và vẫn còn nhiều thiếu sót.

Đăng ngày: 01/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News