Từng tuyên bố tạo ra máy tính lượng tử mạnh nhất lịch sử, Honeywell công bố sản phẩm đầu tiên: Hệ thống H1 với 10 qubit
Cuộc đua đến Ưu thế Lượng tử vẫn còn dài, ta vẫn có thể kỳ vọng nhiều vào những đột phá.
Honeywell là một trong những cái tên ít người biết, ít người chú ý trong lĩnh vực máy tính lượng tử nhưng đã gây tiếng vang khi đưa tuyên bố hùng hồn: họ sẽ xây dựng máy tính lượng tử mạnh nhất lịch sử. Công ty vừa mới công bố dự án mới nhất của mình có tên Model H1. Cỗ máy sử dụng công nghệ kiểm soát ion, sức mạnh hệ thống lên tới 10 qubit cho phép khối lượng lượng tử (QV)* chạm mốc 128.
Hệ thống lượng tử của Honeywell.
Vậy là QV của Model H1 lớn hơn những hệ thống tương tự tại IBM, nhưng còn kém xa con số mà hãng IonQ tuyên bố mình làm được - một cỗ máy tính lượng tử 4.000.000 QV và 32 qubit.
*Khối lượng lượng tử - quantum volume (QV) là đơn vị đo chỉ ra sức mạnh tính toán tổng của một máy tính lượng tử, không cần biết công nghệ nào đang hậu thuẫn hệ thống.
Chip lượng tử của IonQ.
Các hãng lớn có thể tận dụng sức mạnh tính toán của H1 thông qua hệ sinh thái đám mây Azure Quantum do Microsoft cung cấp. Hiện tại, Honeywell nói rằng họ đã bắt tay hợp tác với Zapata Computing và Cambridge Quantum Computing nhằm đẩy dự án máy tính lượng tử đi xa hơn nữa.
Honeywell nói rằng họ đang thử nghiệm hệ thống kiểm soát cho họ khả năng xây dựng một bẫy sập ion tiên tiến, bên cạnh đó là một dạng qubit đồng nhất giúp hệ thống sửa lỗi dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc lắp ráp đời tiếp theo của máy tính lượng tử, công ty công bố cả lộ trình phát triển công nghệ lượng tử trong 10 năm tới. Họ sẽ dần dần nâng sức mạnh máy tính lượng tử từ 10 lên 40 qubit, rồi sẽ chế tạo được những hệ thống miễn nhiễm với lỗi mà lại có quy mô lớn.
Lộ trình phát triển của Honeywell.
“Kế hoạch phát triển xông xáo của Honeywell phản ánh sự tận tụy của chúng tôi trong nỗ lực đưa mảng kinh doanh hệ thống lượng tử tới được quy mô thương mại. Mô hình đăng ký-sử dụng của chúng tôi sẽ cho phép những khách hàng là tập đoàn lớn sử dụng những hệ thống tân tiến nhất mà chúng tôi có”, Tony Uttley, chủ tịch Honeywell Quantum Solutions cho hay.
“Phương pháp tiếp cận vấn đề độc đáo của Honeywell cho phép chúng tôi nâng cấp, một cách có hệ thống và liên tục, các thế hệ H1 thông qua việc đếm qubit, độ tin cậy ngày một cao và những tùy chỉnh chỉ chúng tôi mới sở hữu”.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
