NASA vẫn tiếp tục săn lùng thiên thạch nguy hiểm
Ngày 2/10, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết sẽ tiếp tục chương trình săn tìm các thiên thạch có khả năng đâm vào trái đất bất chấp việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa.
Theo trang Space.com, hôm 30/9 NASA đã thông báo Văn phòng Vật thể gần trái đất (NEOO) của cơ quan này sẽ ngừng gửi tin nhắn cảnh báo về thiên thạch lên trang mạng xã hội Twitter do chính phủ bị đóng cửa. Tuy nhiên, các chương trình phát hiện thiên thạch nguy hiểm vẫn tiếp tục trong thời gian tới.
Các chuyên gia NASA chuẩn bị tàu nghiên cứu bầu khí quyển sao Hỏa. Hiện NASA đang gần như tê liệt - (Ảnh: Reuters)
Ví dụ, dự án Catalina Sky Survey của NASA vẫn sẽ tiếp tục làm việc trong những ngày tới. Catalina Sky Survey đã tìm thấy hàng loạt thiên thể gần trái đất trong vài năm qua. “Cuộc truy lùng vẫn sẽ tiếp diễn” - ông Tim Spahr, giám đốc Trung tâm Hành tinh Minor, nguồn thông tin lớn về các thiên thạch và tiểu hành tinh, nhấn mạnh.
Phần lớn các dự án săn lùng thiên thạch tại Mỹ do NASA cấp vốn, nhưng chúng cũng nhận được tiền hỗ trợ từ nhiều nguồn khác. Do đó, chuyên gia Spahr cho biết các chương trình này vẫn sẽ hoạt động hiệu quả, chỉ trừ khi chính phủ Mỹ bị đóng cửa quá lâu.
Các nhà khoa học nghiên cứu những hình ảnh do dự án Catalina Sky Survey hay hệ thống kính thiên văn Pan-STARRS vầ những dự án khác dựa vào nguồn tiền của NASA, nhưng không phải là nhân viên chính phủ liên bang Mỹ, do đó sẽ tiếp tục làm việc dù chính phủ Mỹ bị đóng cửa.
Dù vậy, phần lớn nhân viên NASA đã phải ngồi nhà. Trong tổng số 18.000 nhân viên NASA chỉ có 550 tiếp tục làm việc, phần còn lại phải tạm nghỉ việc. NASA vẫn đang hỗ trợ các nhà du hành trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), nhưng nhiều dự án quan trọng khác đã bị đình trệ, như dự án phóng tàu nghiên cứu khí quyển sao Hỏa vào ngày 18/11 tới.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
