NASA vừa mở 2 nhiệm vụ mới để tìm hiểu kỹ hơn về Mặt trời
NASA hiện nay đã có rất nhiều nhiệm vụ khác nhau để khám phá không gian Vũ trụ xung quanh chúng ta, nhưng họ vẫn có những dự tính mới cho tương lai. Mới đây, cơ quan này thông báo sẽ mở 2 nhiệm vụ mới để khám phá ngôi sao gần với chúng ta nhất: Mặt trời.
2 nhiệm vụ sẽ phóng cùng một tên lửa, tất cả sẽ được triển khai vào tháng 8/2022.
Nhiệm vụ đầu tiên có tên PUNCH (Polarimeter to Unify the Corona and Heliosphere) sẽ sử dụng 4 vệ tinh để tìm hiểu thêm về gió Mặt Trời. Gió Mặt Trời có một lượng hạt mang điện rất lớn, có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ để các thiết bị được con người phóng lên không gian.
"Không gian giữa các hành tinh không hề trống trải như mọi người nghĩ, mà có rất nhiều các hạt từ Mặt Trời phóng ra. PUNCH sẽ là nhiệm vụ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn gió Mặt Trời và các loại năng lượng khác, giúp tạo những hình ảnh đều tiên về những gì xảy ra giữa Mặt Trời và Trái Đất" - tiến sĩ Craig DeForest từ NASA.
Nhiệm vụ thứ 2 có tên TRACERS (Tandom Reconnection and Cusp Electrodynamics Reconnaissance Satellites), sử dụng 2 vệ tinh để tìm hiểu không gian tầng khí quyển tại Nam Cực, nơi mà từ trường của Trái Đất được bẻ cong, giúp ta tìm hiểu về cách nó tương tác với Mặt Trời.
2 nhiệm vụ sẽ phóng cùng một tên lửa, và 2 vệ tinh TRACERS có thể giúp sức và làm chung nhiệm vụ với 4 vệ tinh của PUNCH. Tất cả sẽ được triển khai vào tháng 8 năm 2022.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
