NASA xác định ba mục tiêu trong dự án “bắt” tiểu hành tinh

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tuyên bố đã xác định được ba tiểu hành tinh phù hợp để thực hiện dự án “bắt giữ và nghiên cứu” đầy tham vọng.

>>> NASA tung video giả định “tóm” các tiểu hành tinh

Theo Hãng tin AFP, NASA cho biết ba tiểu hành tinh này đều có kích thước phù hợp là đường kính từ 7-10m. “Chúng tôi sẽ phân tích thêm các tiểu hành tinh này trong năm tới để xác định mục tiêu phù hợp nhất” - chuyên gia Paul Chodas thuộc Văn phòng Chương trình các vật thể gần Trái đất của NASA cho biết.

Mục tiêu của NASA là đưa một tàu vũ trụ không người lái tới bắt giữ một tiểu hành tinh, kéo nó về quỹ đạo quanh mặt trăng. Sau đó các phi hành gia NASA sẽ tới nghiên cứu và mang các mẫu vật của tiểu hành tinh này về Trái đất.


Mục tiêu của dự án bắt tiểu hành tinh là để tăng cường khả năng phòng thủ trước nguy cơ tiểu hành tinh đâm vào Trái đất - (Ảnh: Space.com)

NASA sẽ sử dụng tàu vũ trụ Orion để đưa các phi hành gia tới nghiên cứu tiểu hành tinh và quay về Trái đất. Tàu vũ trụ Orion đã được chế tạo từ lâu nhưng chưa bao giờ được dùng. Ngoài ra NASA cũng sẽ sử dụng bệ phóng tên lửa đẩy mới.

NASA cho biết dự án này sẽ giúp tăng cường năng lực phòng vệ của Trái đất trước nguy cơ bị các tiểu hành tinh tấn công. Công nghệ mới cũng giúp đẩy nhanh các chương trình thám hiểm không gian.

Trước đó Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhấn mạnh dự án “bắt” tiểu hành tinh sẽ là bước đệm quan trọng để NASA thực hiện sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa vào năm 2030.

Ngân sách của NASA cho dự án tiểu hành tinh năm 2014 vào khoảng 100 triệu USD. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng chi phí thực hiện toàn bộ dự án này sẽ lên tới 2 tỉ USD.

NASA cho biết sẽ phóng tàu vụ trụ Orion lên bắt tiểu hành tinh vào năm 2017 hoặc 2019. Cuộc hành trình tới tiểu hành tinh dài 1,5 năm, quá trình bắt giữ và kéo nó tới quỹ đạo mặt trăng có thể kéo dài 3,5 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News