NASA xây căn cứ trên Mặt trăng

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua thông báo sẽ xây dựng một căn cứ quốc tế vĩnh viễn ở một trong các vùng cực của Mặt trăng, nhằm phục vụ cho các nghiên cứu khoa học và làm cơ sở cho sứ mạng đưa con người lên sao Hỏa.

NASA sẽ chọn một “nơi định cư xa trên Mặt trăng” sau các chuyến thám hiểm ngắn những năm 1960. Khi ấy tàu Apollo đã bay vòng quanh khu vực trung tâm Mặt trăng, tuy nhiên NASA đã quyết định đến các vùng địa cực do chúng là nơi định cư lâu dài tốt nhất. Hiện NASA đang sẵn lòng chào đón các quốc gia khác tham gia dự án này.

NASA xây căn cứ trên Mặt trăng

NASA hôm qua đã công bố kế hoạch trở lại và xây một căn cứ trên Mặt trăng  (Ảnh: TTO)

Theo Scott Horowitz, người phụ trách các sứ mạng thăm dò của NASA, để lên Mặt trăng, NASA sẽ dùng tàu thăm dò Orion và một tàu thăm dò vạn năng có thể hạ cánh xuống bất kỳ nơi nào và bắt đầu xây một căn cứ.

Năm 2004, sau thảm họa tàu con thoi Columbia, tổng thống Bush đã thông báo kế hoạch đưa các phi hành gia quay trở lại Mặt trăng vào năm 2020, sau đó là kế hoạch lên sao Hỏa.

Năm ngoái, NASA nói họ đã chi 104 tỷ USD cho chuyến quay trở lại Mặt trăng đầu tiên, tuy nhiên các quan chức NASA hôm qua đã từ chối xác nhận chương trình Mặt trăng vĩnh viễn sẽ “ngốn” một khoản chi phí cao hơn. Họ chỉ nói khoản chi phí này nằm trong khả năng ngân quỹ của NASA.

Kế hoạch lên Mặt trăng của NASA dự kiến như sau:

Năm 2009: thử nghiệm bước đầu một trong các tàu vũ trụ lên Mặt trăng.

Năm 2014: chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên bằng tàu Orion, tuy nhiên con tàu này chưa đáp xuống Mặt trăng.

Năm 2020: chuyến bay đầu tiên của 4 phi hành gia lên Mặt trăng.

Trong 4 năm, căn cứ trên Mặt trăng sẽ không được xây dựng cho các chuyến viếng thăm dài ngày, vì vậy các phi hành gia chỉ sẽ ở đấy khoảng 1 tuần mỗi lần lên Mặt trăng. Sau đó, theo hình dung của NASA, con người có thể sống trên Mặt trăng trong 6 tháng. 

NASA cũng hy vọng khí oxy, hydro và các nguồn tài nguyên khác của Mặt trăng có thể được sử dụng để cung cấp cho căn cứ này.

TƯỜNG VY

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

Cuộc sống luôn có những sai lầm tồn tại, và sai lầm nào cũng khiến bạn mất đi một thứ gì đó.

Đăng ngày: 23/07/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News