Nền nông nghiệp châu Phi trước nguy cơ xóa sổ
Biến đổi khí hậu sẽ đe dọa nghiêm trọng nền nông nghiệp châu Phi hiện nay và từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến phần còn lại của thế giới.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Leeds (Anh) vừa được công bố trên tạp chí Nature Climate Change (Mỹ) cho biết, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, một số diện tích nông nghiệp trong khu vực tiểu vùng Sahara của châu Phi sẽ bị xóa sổ nếu không được nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Ảnh vệ tinh diện tích đất nông nghiệp châu Phi. (Nguồn: HNGN).
Sau khi xem xét các tác động có thể có của các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau trên các giống cây trồng quan trọng nhất của châu Phi ở từng khu vực, nhóm nghiên cứu phát hiện ra, mặc dù 6 trong 9 loài cây trồng được nghiên cứu có khả năng vẫn sẽ ổn định theo các kịch bản biến đổi khí hậu, thì các loài cây khác không được may mắn như vậy.
Đặc biệt, có đến 30% của các vùng trồng ngô và chuối và 60% vùng trồng cà phê sẽ không còn tồn tại vào cuối thế kỷ này; một số khu vực sẽ cần được chuyển đổi cây trồng có hiệu quả trước năm 2025 thì mới có khả năng cho thu hoạch trong tương lai.
Những thay đổi giúp các khu vực nông nghiệp này tồn tại bao gồm việc thay đổi các loại cây trồng ở các khu vực nhất định, cải thiện hệ thống thủy lợi và trong một số tình huống nhất định, thậm chí phải ngừng hoàn toàn các hoạt động nông nghiệp để đất được "nghỉ" và hồi phục.
Ông Andy Challinor, một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. "Chúng tôi dự đoán, trong thập kỷ tới, nhiều vùng trồng ngô và chuối ở tiểu vùng Sahara của châu Phi sẽ không còn phù hợp để trồng những loại cây này nữa".
"Lượng chuối từ tiểu vùng Sahara châu Phi nhập khẩu vào Vương quốc Anh đã tăng gấp đôi kể từ năm 2001, cho thấy vấn đề này có ý nghĩa vượt ra ngoài biên giới của châu Phi. Những loại cây này sẽ được thay đổi để ứng phó với biến đổi khí hậu và việc lập kế hoạch cho những thay đổi này là rất cấp thiết. Một số giải pháp, bao gồm việc cải thiện giống cây trồng, có thể sẽ mất tối thiểu 15 năm để hoàn thành", ông nhận định.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
