Nên ăn thịt gà trắng hay thịt gà nâu?

Thịt gà nâu chứa nhiều chất béo và calo hơn thịt gà trắng song lại là nguồn vitamin, khoáng chất tuyệt vời.

Có những người thích thịt gà trắng và có những người chỉ ăn thịt nâu. Câu hỏi đặt ra là hai loại thịt này khác nhau như thế nào và phải chăng thịt trắng tốt cho sức khỏe hơn thịt nâu?

Theo Health, sự khác biệt cơ bản giữa thịt trắng và thịt nâu phụ thuộc vào myoglobin, loại protein gắn kết và vận chuyển oxy trong mô cơ. Nồng độ myoglobin càng cao, màu thịt càng đậm. Do hoạt động đi, chạy, phần chân và đùi của gà cần nhiều oxy hơn, tức là có nhiều myoglobin hơn nên sậm màu hơn. Ngược lại, phần ức và cánh sẽ có màu sáng.


Thịt nâu chứa nhiều calo và chất béo hơn thịt trắng. (Ảnh: aromasian.com).

Về mặt dinh dưỡng, thịt nâu chứa nhiều calo và chất béo hơn thịt trắng. Một phần đùi gà nướng chứa 8,6g chất béo bao gồm 2,7g chất béo bão hòa. Một phần ức gà nướng với trọng lượng tương đương chứa 4g chất béo bao gồm 1,1g chất béo bão hòa. Tuy nhiên, ở cả thịt trắng lẫn thịt nâu, loại chất béo chủ yếu vẫn là chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe.

Tương tự thịt trắng, thịt nâu rất giàu vitamin cùng khoáng chất. Đó là nguồn vitamin B6, kẽm, niacin, selenium, phosphorus, sắt, riboflavin, pantothenic acid tuyệt vời; hỗ trợ cơ thể tổng hợp và chuyển hóa protein, carbs, chất béo. Trên thực tế, một phần đùi gà nướng không da chứa lượng sắt ngang với một phần ức gà nướng không da (1,1 g). So với sắt thực vật, cơ thể dễ hấp thụ sắt từ thịt nâu hơn.

Cuối cùng, thịt nâu có mùi vị đậm đà, mọng nước còn thịt trắng rất dễ bị khô khi nấu nướng. Chất béo trong thịt nâu cũng giúp thỏa mãn dạ dày đồng thời kéo dài cảm giác no bụng.

Bạn không cần từ bỏ thịt nâu để chuyển sang thịt trắng mà cứ ăn điều độ mỗi tuần vài lần. Nếu muốn tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng, bạn có thể nấu gà với các loại rau củ quả như nấm hoặc dùng cả thịt nâu lẫn thịt trắng để nấu súp.

Trường hợp mắc bệnh tim mạch, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ăn thịt gà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News