Nên băng bó hay để vết thương hở tiếp xúc với không khí?

Tôi nhớ khi còn là một đứa trẻ, tôi thường được bảo rằng nên để vết thương được tiếp xúc với không khí trong lành, đặc biệt nếu đó là vết thương mới.

Tôi không có kiến thức và cũng chẳng có nhu cầu tranh luận về quan niệm này, nên mặc nhiên đồng tình rằng việc để vết thương được hít thở chút không khí trong lành cũng là điều hợp lý. Điều thú vị là sau nhiều năm, tôi vẫn thấy nhiều người để vết thương tiếp xúc với không khí để có thể chữa lành nhanh hơn.

Nhưng, khi bạn đến bệnh viện với một vết thương mới, một trong những điều đầu tiên y tá làm là làm sạch vết thương và băng bó lại. Tại sao họ làm điều đó?

Nên băng bó hay để vết thương hở tiếp xúc với không khí?
Các y tá luôn băng vết thương để giúp nó mau lành. (hình ảnh: media.defense.gov).

Nếu để một vết thương tiếp xúc với không khí sẽ rất tốt và thúc đẩy việc lành bệnh, thì tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên che vết thương bằng băng gạc?

Vâng, hãy để tôi nói với bạn luôn rằng việc để một vết thương tiếp xúc với không khí giúp chữa bệnh nhanh hơn là một quan niệm sai lầm. Ngoại trừ các vết bầm hoặc các vết xước nhỏ, còn lại tốt nhất là luôn băng bó các vết thương.

Cơ thể con người là một bộ máy hoạt động khá thú vị và hiệu quả được tạo thành từ các bộ phận sinh học. Nó có các phương pháp khác nhau để xử lý từng loại chấn thương, một trong những cách phổ biến nhất mà cơ thể con người phản ứng với vết thương là hình thành vảy.

Nên băng bó hay để vết thương hở tiếp xúc với không khí?
Một vảy điển hình.

Quá trình hình thành vảy bắt đầu ngay khi bạn bị thương và vết thương bắt đầu chảy máu. Các tế bào máu đặc biệt gọi là tiểu cầu xử lý ngay sau khi chúng nhận thấy rằng có "sự xâm nhập" vào trong da của bạn. Những tiểu cầu dính lại với nhau như keo tại chỗ bị thương (như vết cắt, vết xước hoặc vết bầm) và tạo thành cục máu đông.

Cục máu đông này hoạt động như một chiếc băng bảo vệ sinh học trên vết thương và ngăn ngừa chảy máu thêm. Nếu phần bị thương của da (và cục máu đông) không được băng bó, cục máu đông khô và cứng lại, tạo thành vảy. Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ sự hình thành một vảy là dấu hiệu phục hồi.

Vảy là lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể để chống vi trùng, nhưng trên thực tế, đó không phải là cách tốt nhất để chữa lành vết thương. Vảy cản trở quá trình chữa bệnh bằng cách dựng lên một hàng rào tế bào chết. Tế bào da khỏe mạnh phải làm việc ở phía dưới các tế bào chết để tạo thành mô mới và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Vậy hóa ra để một vết thương (ngoại trừ vết cắt nhỏ và vết xước, không có chảy máu) tiếp xúc với "không khí" luôn là một ý tưởng tồi. Việc băng bó vết thương sẽ luôn tốt hơn đặc biệt nếu đó là vết thương chảy máu.

Tại sao việc băng bó vết thương lại quan trọng?

Nếu một vết thương mới được băng bó, nó sẽ giữ cho các tế bào da không bị khô và hình thành vảy, điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo tại chỗ vết thương. Băng bó vết thương là điều rất tốt, giúp giữ ẩm, thúc đẩy chữa lành da tốt hơn.

Nên băng bó hay để vết thương hở tiếp xúc với không khí?
Một vết thương băng bó tốt không bị nhiễm trùng.

Việc băng bó cũng làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng, bởi nó ngăn vi trùng, bụi bẩn và nước tiếp xúc với vết thương. Đây là một điều tốt, bởi vì nếu vi trùng, bụi bẩn và những thứ không mong muốn khác tiếp xúc chỗ bị thương, bạn có thể bị nhiễm trùng.

Hơn nữa, vết thương hở không được bảo vệ khỏi những tổn thương khác sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Nói cách khác, nếu vết thương không được băng bó, vảy có thể bị trầy xước hoặc bị xé toạc và cũng có nguy cơ tái chấn thương.

Ngược lại việc băng bó giúp cho vết thương dễ chịu hơn. Nó cũng bảo vệ khỏi tái chấn thương.

Tóm tại tốt nhất cần băng bó cho vết thương của bạn, bởi điều này sẽ giúp bảo vệ chúng và thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Vì sao một số thuốc không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền?

Vì sao một số thuốc không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền?

Mỗi lần bạn uống 1 dạng thuốc thường thì bác sỹ sẽ chỉ kê đơn đưa ra tên thuốc, ngày uống mấy lần, uống trước hay sau khi ăn, cũng có bác sỹ sẽ chú ý nhắc thuốc đó có cần phải bẻ ra, nhai hay nghiền.

Đăng ngày: 12/05/2018
Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách kéo dài “giờ vàng” để cứu người?

Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách kéo dài “giờ vàng” để cứu người?

Các nhà khoa học Nga trong khuôn khổ dự án Quỹ nghiên cứu tiềm năng đã tìm ra cách kéo dài “giờ vàng" để cứu những người đang ở trong ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Đăng ngày: 11/05/2018
Sau 45 phút uống nước từ cốc đồng, điều thần kỳ thay đổi nhan sắc bạn

Sau 45 phút uống nước từ cốc đồng, điều thần kỳ thay đổi nhan sắc bạn

Uống loại nước này vào sáng hôm sau, sẽ nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe nói chung và nhan sắc nói riêng.

Đăng ngày: 11/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News