Nên ngủ lúc mấy giờ tốt cho sức khỏe

Cơ thể cần ngủ đủ ít nhất 7 tiếng vào ban đêm và một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để đảm bảo năng lượng hoạt động, trí não luôn tỉnh táo.

Ngủ là hoạt động vô cùng quan trọng với sức khỏe. Cơ thể ngủ đủ được tái tạo năng lượng, giảm nguy cơ mệt mỏi và bệnh tật. Một ngày bạn nên đảm bảo có 2 giấc ngủ, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa và giấc ngủ dài vào buổi tối. Vậy đâu là thời điểm tốt nhất để cơ thể nghỉ ngơi, chìm vào giấc ngủ?

Theo Time, giấc ngủ trưa nên bắt đầu từ 13h, sau khi nạp năng lượng bữa trưa, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi sau một buổi sáng làm việc. Lúc này một giấc ngủ ngắn 20-30 phút là hợp lý để bạn khôi phục năng lượng cho buổi chiều. Tránh ngủ nhiều, ngủ sâu vào giấc trưa bởi nguy cơ mệt mỏi hay nhức đầu sau khi thức dậy.


Giấc ngủ trưa ở văn phòng không nên quá dài. (Ảnh: D.S).

Các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ chỉ ra cần ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để đảm bảo cơ thể được tỉnh táo. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, môi trường của từng người mà tính toán giờ ngủ cho bản thân hợp lý. Nếu sáng phải dậy từ lúc 6h thì nên đi ngủ từ 23h đêm hôm trước.

Theo tiến sĩ Matt Walker, Đại học California, Berkeley, Mỹ: "Một giờ bạn ngủ lúc trước nửa đêm có giá trị với sức khỏe tương đương hai giờ của giấc ngủ sau 1h sáng". Thức khuya chưa bao giờ tốt với sức khỏe. Các bác sĩ cho rằng thời điểm cơ thể có giấc ngủ sâu và đạt đỉnh thường đến vào 0h-3h sáng. Trước thời điểm ngủ sâu này, cơ thể cần được nghỉ ngơi, do đó giấc ngủ từ 23h là sự lựa chọn hợp lý, nếu bạn không thể ngủ sớm hơn.

Khi đã chọn được giờ ngủ hợp lý, bạn nên nghiêm túc duy trì trong ít nhất 10 ngày để cơ thể quen dần và trở thành thói quen. Những ngày cuối tuần, bạn có thể cho cơ thể "tự thưởng" thêm một tiếng đồng hồ ngủ nướng nhưng đừng ngủ quá nhiều vì sẽ gây mệt mỏi, uể oải vào ngày đầu tuần.

Những điều tối kỵ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu như tắm nước nóng cận giờ đi ngủ làm nhiệt độ cơ thể ấm lên, khó ngủ. Đem các thiết bị điện tử cầm tay lên giường khiến bạn chập chờn mãi không vào giấc được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Tết này thay vì ăn nhiều bánh kẹo, bạn nên tích cực thưởng thức những loại hạt rất tốt cho sức khỏe để tránh bị tăng cân, mệt mỏi.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News