Nên uống bột sắn dây sống hay chín?
Sắn dây uống sống dễ làm song không tốt cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai do lạnh bụng. Sắn dây pha chín, dinh dưỡng giảm nhưng an toàn.
Trong Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ... Hầu hết bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây).
Khi pha chín, bột sắn dây bị giảm dược tính đi khá nhiều, lượng dinh dưỡng cũng giảm.
Cách sử dụng bột sắn cũng rất đa dạng. Có thể hòa sống với nước uống giải khát, thêm một ít chanh để tăng hương vị. Nấu chín lên ăn như chè hoặc món súp.
Uống bột sắn dây sống hay chín cũng tùy thuộc vào từng thể trạng người dùng.
Khi uống sống, hàm lượng dinh dưỡng sẵn có trong sắn dây được giữ nguyên nên rất bổ dưỡng lại dễ làm. Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ mang thai bị lạnh hay người bụng dạ yếu không nên uống sống có thể dẫn đến tiêu chảy, lạnh bụng do tính hàn của sắn dây.
Khi pha chín, bột sắn dây bị giảm dược tính đi khá nhiều, lượng dinh dưỡng cũng giảm. Tuy nhiên ăn chín thì an toàn sức khỏe cho mọi người.
Nên uống vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng 20 phút.
Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Đại học Y Hà Nội, khuyên bột sắn dây thường được chế biến thủ công nên trong quá trình lọc tinh bột có thể không lọc hết tạp chất, tinh bột sắn nhiễm khuẩn. Để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội.
Người bị say nắng, say nóng, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, dùng khoảng 40 g củ sắn dây tươi, rửa sạch đất cát, cắt nhỏ, giã nát, vắt lấy nước, thêm một chút muối ăn, quấy đều, cho uống.
Không nên uống quá một ly bột sắn dây mỗi ngày. Khi uống dùng muỗng khuấy thật đều để bột chín đều, không bị vón cục. Thêm một chút đường để dễ uống hoặc nước cốt chanh vào bột sắn dây giúp giảm cân, pha với rau má để dễ uống hơn.