Nếu tưởng ý nghĩa ban đầu của món sushi là nguyên liệu tươi sống thì bạn đã lầm!

Bạn có tin không - khi biết rằng nguyên bản của sushi là 1 món cá lên men, để qua cả năm trời? Nó có tên Funazushi.

Ngày nay, ai mà chẳng biết đến món sushi tươi sống trứ danh của Nhật Bản. Thế nhưng, có thể bạn sẽ sốc khi biết về nguồn gốc ra đời của nó.

Funazushi - khởi nguồn "bốc mùi" của sushi

Từ hàng ngàn năm trước, ở dọc sông Mekong, cư dân Đông Nam Á với nghề trồng lúa nước đã biết cách ủ lương thực để trữ qua mùa mưa. Đến thế kỉ 2, phương pháp tương tự cũng được ghi nhận ở Trung Quốc.

Đến khoảng thế kỷ 7 - 8, phương pháp lên men thức ăn từ Đông Nam Á và Trung Quốc dần lưu truyền đến Nhật Bản. Người dân xứ hoa anh đào bắt đầu ủ cá với muối và gạo lên men – gọi là món Narezushi.

Nếu tưởng ý nghĩa ban đầu của món sushi là nguyên liệu tươi sống thì bạn đã lầm!
Narezushi.

Đặc biệt là tỉnh Shiga, với hồ nước ngọt Biwa lớn nhất Nhật Bản. Hồ Biwa là nơi sinh sống của loài cá funa - một loài cá chép đặc trưng của Nhật, rất dễ làm sạch ruột và vảy cá, giúp bảo quản lâu hơn.

Vì vậy, riêng tỉnh Shiga đã phát triển món cá funa lên men vô cùng nổi tiếng, gọi là món Funazushi. Cũng vì phương pháp ủ chua tạo ra axit lactic (giúp cá không ươn) nên Funazushi sở hữu mùi vị từ chua đến... rất chua, tùy vào từng nơi chế biến!

Phải nhắc lại rằng, Funazushi cũng chỉ là một nhánh nhỏ của Narezushi thôi, nhưng nó lại có sức sống lâu bền nhất và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Dẫu vậy, chúng vẫn phải trải qua nhiều sự thay đổi nhất định.

Nếu tưởng ý nghĩa ban đầu của món sushi là nguyên liệu tươi sống thì bạn đã lầm!
Tỉnh Shiga đã phát triển món cá funa lên men vô cùng nổi tiếng, gọi là món Funazushi.

Món Funazushi ngày nay

Đến khoảng thế kỉ 14, người ta không hấp cơm rồi cho lên men để ướp cá nữa. Mà thay vào đó là giấm gạo. Điều này giúp quá trình ủ diễn ra nhanh hơn mà vẫn giữ vị chua đặc trưng.

Đồng thời, họ kết hợp ăn cá Funazushi cùng với cơm trắng - chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy sự định hình của món sushi hiện đại rồi.

Đến thế kỉ 18, món sushi "cận đại" được hoàn thiện ở Osaka rồi lan đến cố đô Edo (Tokyo ngày nay), trở nên rất phổ biến.

Một cuốn sách chép lại rằng, cứ trên 10 ngàn mét vuông thì tìm thấy được 1 tiệm mì soba và 2 tiệm sushi. Nghĩa là số tiệm bán sushi nhiều gấp đôi tiệm mì soba!

Nếu tưởng ý nghĩa ban đầu của món sushi là nguyên liệu tươi sống thì bạn đã lầm!
Tranh vẽ sushi của họa sĩ Utagawa Hiroshige vào thế kỉ 19.

Tuy vậy, do vẫn liên quan đến việc lên men cá, nên các tiệm cần thời gian khá lâu để chế biến. Họ phải liên tục treo biển trước cửa để... báo lại thời gian có món cho thực khách!

Đến thế kỉ 20, sự có mặt của tủ lạnh hiện đại đã đem đến bước ngoặt mới cho món sushi. Người ta không ủ cá mà đi dùng đồ tươi sống, cắt nhỏ đặt từng miếng lên nắm cơm (vẫn còn trộn giấm). Mà cũng không nhất thiết phải là cá nữa, có thể thay bằng nhiều loại hải sản khác.

Từ cuối thế kỉ 20 đến nay, sushi trở thành món ăn "quốc dân" của Nhật Bản, có thể được chế biến và thưởng thức nhanh - gọn - lẹ ngay trong ngày.

Và chẳng mấy ai còn biết hay nhớ đến Funazushi của ngày xưa, dù món cá lên men này vẫn song hành bền bỉ cùng thời gian.

Thưởng thức Funazushi

Như đã nói, điểm nổi bật của Funazushi là mùi đặc trưng, kèm theo vị khá chua, giống như phô mai xanh của phương Tây hay là sữa chua để lâu ngày vậy. Ngoài ra nó còn có vị mặn.

Cá Funazushi cũng có thể ăn kèm với nhiều món khác, ví dụ như cháo, hoặc đem chiên ngập dầu để thành món tempura.

Người Nhật còn hay uống rượu sake hoặc trà xanh để làm hài hòa mùi vị quá mạnh của Funazushi. Theo lưu truyền, món ăn này tốt cho tiêu hóa và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp nói chung.

Nếu tưởng ý nghĩa ban đầu của món sushi là nguyên liệu tươi sống thì bạn đã lầm!
Điểm nổi bật của Funazushi là mùi đặc trưng.

Thế nhưng khoảng 50 năm trở lại đây, cá funa ở hồ Biwa ngày càng ít ỏi, khiến món ăn này tại quê nhà Shiga cũng bị đội giá lên. Hơn nữa, vì chế biến kỳ công mà Funazushi dần dần vắng bóng trên các bàn ăn ở gia đình Nhật Bản hiện đại.

May thay, vẫn còn các tiệm Funazushi ở tỉnh Shiga - trong đó có tiệm của gia đình Kitamura đã trải qua 18 đời truyền nhân - chính là những "bảo tàng ẩm thực" lưu giữ nguyên bản của món sushi lừng danh.

Hy vọng rằng, sau này nếu có dịp đến Nhật, chúng ta vẫn có thể thử thách bản thân với món Funazushi "bốc mùi" nhưng cực thú vị này!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News