Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ

Công nghệ mới của công ty Neuralink có thể giúp người bị liệt thực hiện những công việc thường nhật đơn giản mà không cần trợ giúp.

Neuralink, công ty công nghệ thần kinh của Elon Musk, hôm 26/11 thông báo rằng họ đang nghiên cứu để thử nghiệm công nghệ cấy ghép của mình cho mục đích sử dụng mới: giúp người dùng điều khiển cánh tay robot bằng suy nghĩ.

"Chúng tôi vui mừng thông báo về việc phê duyệt và triển khai một thử nghiệm tính khả thi mới nhằm mở rộng khả năng điều khiển của BCI với thiết bị cấy ghép N1 cho cánh tay robot hỗ trợ", Neuralink viết trên mạng xã hội X. Hiện tại, vẫn chưa có thêm thông tin chi tiết về nghiên cứu mới trên website của Neuralink.

Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ
Công nghệ mới của Neuralink có thể cho phép người dùng điều khiển cánh tay robot chỉ bằng ý nghĩ. (Ảnh: Viorel Kurnosov).

BCI, hay giao diện não - máy tính, là hệ thống cho phép người dùng trực tiếp điều khiển các thiết bị bên ngoài bằng sóng não. Hệ thống đọc và giải mã những tín hiệu chuyển động có chủ đích từ các tế bào thần kinh. BCI của Neuralink gồm một thiết bị nhỏ bằng đồng xu gọi là N1, được robot phẫu thuật cấy ghép vào não. Công ty đang đánh giá độ an toàn của BCI cũng như khả năng giúp người bị liệt điều khiển máy tính.

Vận hành máy tính hay cánh tay giả không phải là kỳ tích mới với các hệ thống BCI. Năm 2008, nhóm chuyên gia do Andrew Schwartz tại Đại học Pittsburgh đứng đầu chỉ ra, khỉ có thể điều khiển cánh tay robot để giúp ăn uống bằng các tín hiệu từ não. Sau đó, họ chuyển sang thử nghiệm trên những người tình nguyện. Trong nghiên cứu trên tạp chí Nature năm 2012, hai người bị liệt do đột quỵ đã điều khiển cánh tay robot để chạm và cầm nắm đồ đạc chỉ bằng suy nghĩ. Thậm chí, một người có thể tự lấy cà phê cho mình lần đầu tiên sau 14 năm. Trong một nghiên cứu khác năm 2016, người đàn ông sử dụng BCI đã lấy lại xúc giác bằng cách sử dụng một cánh tay robot.

BCI trong những nghiên cứu trên là hệ thống cồng kềnh, phải dẫn dây cáp từ đầu người dùng đến máy tính giải mã tín hiệu não. Tuy nhiên, hệ thống của Neuralink là không dây.

Đầu năm nay, Neuralink đã chứng minh rằng BCI của mình có thể giúp điều khiển con trỏ máy tính. Trong video trên X, người tham gia nghiên cứu Noland Arbaugh dùng thiết bị Neuralink để chơi cờ vua và các trò chơi khác trên máy.

Arbaugh bị liệt tứ chi sau một tai nạn bơi lội năm 2016. Anh phẫu thuật não hồi tháng 1 để cấy ghép thiết bị Neuralink, nhưng vài tuần sau, nó bắt đầu trục trặc. Thiết bị cấy ghép có 64 sợi cáp mỏng, mềm dẻo xuyên qua mô não. Mỗi sợi chứa 16 điện cực giúp thu thập tín hiệu thần kinh. Tháng 5, Neuralink cho biết, một số sợi đã co rút khỏi não, khiến Arbaugh tạm thời mất khả năng điều khiển con trỏ máy tính. Neuralink sau đó khôi phục khả năng điều khiển của Arbaugh bằng cách sửa đổi thuật toán ghi chép não để nhạy bén hơn và thay đổi cách nó giải mã các tín hiệu thần kinh thành chuyển động của con trỏ.

Người tham gia thử nghiệm thứ hai của Neuralink, Alex, được cấy ghép hồi tháng 7. Neuralink đã thực hiện các bước để giảm khả năng sợi cáp bị co rút, bao gồm giảm chuyển động não trong quá trình phẫu thuật và giảm khoảng cách giữa thiết bị cấy ghép và bề mặt não.

"Xin chúc mừng Neuralink vì nhận được sự phê duyệt cho thử nghiệm tính khả thi của họ. Mỗi bước tiến trong công nghệ thần kinh lại đưa chúng ta đến gần hơn với việc trao quyền cho người mắc các chứng rối loạn thần kinh", Marcus Gerhardt, CEO kiêm nhà đồng sáng lập công ty Blackrock Neurotech, cho biết.

Thách thức lớn nhất khi điều khiển cánh tay robot bằng BCI là việc hiệu chỉnh, theo Brian Dekleva, nhà khoa học nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Thần kinh Phục hồi thuộc Đại học Pittsburgh. "Việc điều khiển càng phức tạp, càng thêm nhiều bậc tự do thì quá trình hiệu chỉnh càng mất nhiều thời gian. Mọi người sẽ không muốn ngồi hiệu chỉnh nửa tiếng mỗi ngày mới có thể sử dụng thiết bị của mình", ông cho biết. Nếu khắc phục được hạn chế này, công nghệ mới có thể giúp người bị liệt thực hiện những công việc thường nhật đơn giản mà không cần trợ giúp.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học

Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon

Nghiên cứu mới mở ra những cách thức cải tiến cảm biến cũng như điện toán lượng tử.

Đăng ngày: 26/11/2024
Nơi tập trung nhiều sông khí quyển trên Trái đất

Nơi tập trung nhiều sông khí quyển trên Trái đất

Những dòng sông hơi nước trải dài hơn 1.600 km trên bầu trời đang dịch chuyển từ vùng ôn đới tới gần vùng cực hơn trong 40 năm qua.

Đăng ngày: 26/11/2024
Pin địa chất: Nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và vô tận của lòng đất

Pin địa chất: Nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và vô tận của lòng đất

Nắm rõ được về cơ chế hoạt động của pin địa chất sẽ giúp con người có được góc nhìn sâu rộng hơn về hệ sinh thái đất ngập nước, từ đó tiếp cận những cách làm mới chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 26/11/2024
Phát hiện nơi chứa

Phát hiện nơi chứa "kho báu đỏ" khổng lồ lớn gấp nhiều lần mỏ dưới lòng đất, có thể tái chế vô hạn

Một công ty khai thác 97 năm tuổi đang biến thứ bị bỏ xó trong hộc tủ và bãi rác thành vật liệu quý cả thế giới cần.

Đăng ngày: 26/11/2024
Scold's Bridle:

Scold's Bridle: "Bóng ma" ám ảnh phụ nữ trong thời Trung Cổ

Trong lịch sử nhân loại, thời kỳ Trung Cổ thường gắn liền với những hình thức tra tấn và xử phạt đầy tàn bạo, đặc biệt là với phụ nữ.

Đăng ngày: 25/11/2024
Ngọn núi khó leo nhất thế giới, chưa ai từng lên đến đỉnh và tỷ lệ thất bại là 100%

Ngọn núi khó leo nhất thế giới, chưa ai từng lên đến đỉnh và tỷ lệ thất bại là 100%

Được mệnh danh là "Ngọn núi tử thần", Kawagebo đến nay vẫn chưa từng có người leo lên thành công, với tỷ lệ thất bại là 100%.

Đăng ngày: 24/11/2024
Kho báu hydro ẩn sâu 1.500m dưới khe nứt tỷ năm tuổi

Kho báu hydro ẩn sâu 1.500m dưới khe nứt tỷ năm tuổi

Đới tách giãn Midcontinent ở Bắc Mỹ có khả năng trở thành nguồn sản xuất hydro tự nhiên khổng lồ, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch của thế giới.

Đăng ngày: 24/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News