New York chật vật đối phó "giặc chuột" hoành hành
Hàng triệu con chuột có thể truyền ký sinh trùng và dịch bệnh đang lang thang khắp mọi ngóc ngách ở thành phố New York.
Thùng rác cung cấp nguồn thức ăn dễ kiếm cho chuột ở New York. (Ảnh: BI)
Đầu năm nay, thị trưởng New York Eric Adams chỉ định "sa hoàng diệt chuột" đầu tiên của thành phố để giám sát nỗ lực đối phó với chuột cống hoành hành. Trong vai trò chỉ đạo tiêu diệt chuột, cựu giáo viên Kathleen Corradi được giao nhiệm vụ giảm số lượng chuột ở New York bằng mọi giá. Quyết định này được đưa ra sau khi người dân báo cáo gần 3,2 triệu lượt bắt gặp chuột qua đường dây 311 của thành phố. Chuột ở New York phổ biến đến mức du khách đi dạo thường xuyên trông thấy chúng, theo Business Insider.
Trước đây, New York tập trung vào biện pháp quản lý số lượng chuột, bao gồm đặt bẫy và thuốc độc để ngăn chuột sinh sôi. Các nhà khoa học thậm chí phát triển một loại thuốc tránh thai trong mồi nhử, theo Jason Munshi-South, giáo sư sinh vật học ở Đại học Fordham University. Tuy nhiên, cách này quá tốn kém và không hiệu quả trong thực tế.
Bất chấp nhiều năm tìm cách tiêu diệt loài vật có thể truyền ký sinh trùng và dịch bệnh, chuột vẫn thường xuyên xuất hiện ở ga tàu điện ngầm, trong thùng rác hoặc bò trên đường tìm thức ăn. Theo Munshi-South và các chuyên gia khác, bao gồm nhà nghiên cứu chuột đô thị Michael Parsons cũng ở Đại học Fordham, kẻ tiếp tay cho chuột hoành hành trong thành phố là những người đàn ông và phụ nữ có thói quen xấu. Ông nhấn mạnh bà Corradi cần chuyển sang biện pháp có tính khoa học thay vì dựa vào những cách chưa được chứng thực như ủ phân để giảm số lượng chuột. Nhà chức trách cần tìm hiểu sinh học của chuột, tiến hành dọn vệ sinh ban ngày khi chuột ít hoạt động, phát triển hệ thống xử lý rác hiệu quả hơn trên khắp thành phố.
"Để chuột biến mất, mọi người trong thành phố, bao gồm nhà hàng, trường học, cửa hàng tạp hóa, phải sẵn sàng giải quyết vấn đề cơ bản là thức ăn thừa", Munshi-South nhấn mạnh. "Người New York lãng phí khoảng 2,9 triệu kg thức ăn mỗi ngày, tương đương 0,5 kg/người. Nhằm giảm số lượng chuột, thói quen mua ngoài và ăn ngoài của New York cần phải thay đổi".
So với dân số hơn 8 triệu người, theo một cuộc khảo sát năm 2022, có khoảng 2 triệu con chuột đang sinh sống trong thành phố.

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất
Giống như bề mặt đất liền của Trái đất có các đỉnh núi và thung lũng khổng lồ, thế giới đại dương cũng có địa hình đa dạng tương tự.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Trái đất có bao nhiêu đại dương?
Trái đất có 1, 4 hay 5 đại dương? Tưởng chừng đây là câu hỏi quá đơn giản, nhưng câu trả lời vẫn chưa được giới khoa học thống nhất

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi
Đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
