Nga bác bỏ dự báo "Ngày tận thế 22/9/2012"

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, các nhà khoa học Nga xua tan nỗi sợ hãi của các đồng nghiệp Mỹ, những người đã dự đoán “Ngày tận thế” của Trái Đất sẽ là vào ngày 22/9/2012.

Các nhà khoa học của Viện hàn lâm khoa học Mỹ vừa công bố nghiên cứu mang tên "Các nguy cơ của khí hậu vũ trụ: Hậu quả xã hội và kinh tế" trong đó cảnh báo một loạt thiên tai quy mô toàn cầu do cơn bão cực mạnh trên Mặt trời gây ra. 

“Ngày tận thế ” sẽ không đến vào năm 2012.

Vào “ngày X” - ngày 22/9/2012, trên Măṭ trời sẽ bùng nổ những cơn bão cực mạnh, khối lượng lớn khí nóng sẽ bị thải vào không gian vũ trụ sẽ gây ra những cơn bão từ trường lớn chưa từng có trên Trái Đất.

Kịch bản “Ngày tận thế” là chỉ trong vài phút, các máy biến thế sẽ bị cháy, các mạng lưới điện lực đều chấm dứt hoạt động, trên toàn hành tinh mất điện.

Các hệ thống cấp nước và dầu khí đều dừng lại, thiết bị bảo đảm sự sống tại các bệnh viện đều bị hỏng, hoạt động kinh tế của các nước đều bị tê liệt. Mấy tháng sau đó, trên hành tinh chúng ta sẽ có hàng triệu nạn nhân.

Các nhà khoa học Nga không chia sẻ trạng thái bi quan này của các đồng nghiệp Mỹ.

Ông Anatoli Belov, chuyên viên Viện địa từ, tầng điện ly và sóng điện thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nhận định rằng, “trong trường hợp này không có gì đáng sợ hãi. Hiện nay, chúng ta đang trải qua giai đoạn tính tích cực của Mặt trời ở mức độ thấp nhất".

Đã ba năm liền, vầng Thái dương duy trì tình hình bình ổn. Nhưng, đa số nhà khoa học cho rằng, tình trạng như vậy không kéo dài được mãi. Sau giai đoạn này, tính tích cực của Mặt trời nhất định lại tăng lên và bắt đầu chu kỳ tiếp theo lần thứ 24.

Theo dự đoán của các nhà khoa học Nga, chu kỳ mới cũng sẽ bắt đầu vào năm 2012 hoặc năm 2013.

Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Belov, có thể nói chắc chắn rằng, hầu như không có khả năng những diễn biến như vậy có thể dẫn đến một thảm họa toàn cầu.

Trong mọi trường hợp, theo số liệu khoa học, vào năm 2012, tính tích cực của Mặt trời sẽ tăng lên đáng kể so với thời điểm hiện nay.

Như thường lệ, vào mùa xuân và mùa thu, ghi nhận nhiều cơn bão địa từ, mà hiện tượng này phụ thuộc vào tính tích cực của Mặt trời. Mùa đông và mùa hè, thì số bão địa từ giảm đi.

Cuối tháng 3 và cuối tháng 9 là cao điểm của tính tích cực Mặt trời.

Các nhà khoa học Nga nhấn mạnh, hiện nay không thể dự báo về ngày tháng cụ thể khi trên Mặt trời sẽ có cơn bão cực mạnh. Tất nhiên, có khả năng ngày 22/9 sẽ bị đánh dấu bởi một thiên tai nào đó. Theo các tính toán khoa học, điều đó có thể xẩy ra với khả năng 0,001 hoặc 0,00001 %.

Những cơn bão Mặt trời cực mạnh thường xảy ra không nhiều hơn một lần trong 50 năm. Vì thế, không nên chờ đợi “Ngày tận thế ” sẽ đến sau 3 năm nữa, vì khả năng như vậy hầu như là 0 %./.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News