Nga chế tạo vũ khí laser làm "mù" vệ tinh gián điệp

Vũ khí laser có khả năng che chắn một phần lớn lãnh thổ Nga khỏi tầm nhìn của các vệ tinh trên bầu trời.

Nga chế tạo vũ khí laser làm mù vệ tinh gián điệp
Khu phức hợp Krona’s lidar. 1: trung tâm điều khiển và tính toán, 2: kính thiên văn góc hẹp, 3: kính thiên văn góc rộng, 4: hệ thống lidar, 5: vệ tinh quỹ đạo thấp, 6: vệ tinh quỹ đạo cao - (Ảnh: SPACE REVIEW)

Tạp chí Space Review cho biết Nga đang xây dựng một cơ sở laser mới trên mặt đất để gây nhiễu các vệ tinh quay trên không.

Cơ sở laser mới này được gọi là Kalina. Nó nhằm mục đích làm lóa mắt, và do đó tạm thời làm mù các cảm biến quang học của các vệ tinh đang thu thập thông tin tình báo từ trên không.

Kalina là một phần của tổ hợp giám sát không gian Krona của Bộ Quốc phòng Nga, nằm cách vùng Zelenchukskaya vài km về phía tây, một địa điểm nổi tiếng trong cộng đồng thiên văn học.

Cũng nằm trong vùng lân cận của nó là Đài quan sát vật lý thiên văn đặc biệt của Viện Khoa học Nga (nơi chứa kính thiên văn BTA dài 6m) và kính thiên văn vô tuyến RATAN-600.

Kalina hoạt động ở chế độ phát xung trong tia hồng ngoại và tạo ra khoảng 1.000 joule trên mỗi cm2. Để so sánh, một tia laser xung được sử dụng cho phẫu thuật võng mạc chỉ mạnh bằng khoảng 1/10.000.

Các vệ tinh gián điệp sử dụng cảm biến quang học có xu hướng hoạt động ở quỹ đạo Trái đất thấp với độ cao vài trăm km. Các vệ tinh này thường mất vài phút để đi qua bất kỳ điểm cụ thể nào trên bề mặt Trái đất.

Điều này đòi hỏi Kalina phải "chạy" liên tục trong thời gian dài mà vẫn duy trì hoạt động thường trực trên cảm biến quang học. Các chức năng này được hệ thống kính thiên văn thực hiện.

Nga chế tạo vũ khí laser làm mù vệ tinh gián điệp
Vị trí của tổ hợp radar Krona và lidar gần ngôi làng Storozhevaya - (Ảnh: SPACE REVIEW)

Theo tờ Asia Times, Kalina có thể nhắm mục tiêu một vệ tinh trên cao hàng trăm km, cũng có nghĩa là hệ thống laser này có thể che chắn một khu vực rất lớn - trên diện tích khoảng 100.000km2.

Đây không phải lần đầu laser được ứng dụng trong hoạt động quân sự. Trước đó, quân đội Mỹ dự định sử dụng laser trên không (ABL) để bắn hạ tên lửa đạn đạo. ABL liên quan đến một tia laser rất lớn, công suất cao được gắn trên một chiếc Boeing 747. Tuy nhiên chương trình này cuối cùng đã bị hủy bởi những thách thức liên quan đến việc quản lý nhiệt và bảo trì laser hóa học của nó.

Một ứng dụng quân sự thành công hơn là hệ thống laser hồng ngoại trên máy bay lớn (LAIRCM), được sử dụng để bảo vệ máy bay khỏi các tên lửa phòng không tầm nhiệt. LAIRCM chiếu ánh sáng từ tia laser thể rắn vào cảm biến tên lửa khi nó đến gần máy bay, khiến vũ khí bị lóa và mất dấu mục tiêu.

Nga chế tạo vũ khí laser làm mù vệ tinh gián điệp
Khu Kalina đang được xây dựng - (Ảnh: SPACE VIEW)

Quân đội Mỹ còn gắn các tia laser trên các xe tải của lục quân và tàu hải quân để bảo vệ trước các mục tiêu nhỏ như máy bay không người lái, đạn cối và các mối đe dọa khác. Lực lượng không quân đang nghiên cứu việc sử dụng tia laser trên máy bay cho các mục đích phòng thủ và tấn công.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc phát triển lò phản ứng hạt nhân dùng một lần cho ngư lôi tầm xa

Trung Quốc phát triển lò phản ứng hạt nhân dùng một lần cho ngư lôi tầm xa

Một nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh cho biết họ đã hoàn tất thiết kế ý tưởng lò phản ứng hạt nhân nhỏ, chi phí thấp, có thể đưa các ngư lôi băng qua Thái Bình Dương trong khoảng một tuần.

Đăng ngày: 26/07/2022
NASAMS - Hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân được Hoa Kỳ dùng để bảo vệ Washington, D.C

NASAMS - Hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân được Hoa Kỳ dùng để bảo vệ Washington, D.C

NASAMS viết tắt của National/Norwegian Advanced Surface to Air Missile System là một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tiên tiến được Hoa Kỳ triển khai để bảo vệ thủ đô Washington, D.C.

Đăng ngày: 25/07/2022
Lửa Hy Lạp - Vũ khí bí mật của đế chế Đông La Mã

Lửa Hy Lạp - Vũ khí bí mật của đế chế Đông La Mã

Lửa Hy Lạp là một trong những phát minh quân sự có ảnh hưởng nhất lịch sử nhưng công thức của nó vẫn còn là bí ẩn cho đến nay.

Đăng ngày: 24/07/2022
Tại sao xe tăng Đức thời Thế chiến II lại có lớp vỏ sần sùi như vậy?

Tại sao xe tăng Đức thời Thế chiến II lại có lớp vỏ sần sùi như vậy?

Xe tăng, pháo tự hành hay phương tiện bọc thép của Đức thời Thế chiến II có một vẻ ngoài rất đặc trưng, đó là những đường gân nổi trên bề mặt.

Đăng ngày: 17/07/2022
10 phương tiện quân sự kỳ lạ nhất trong lịch sử thế giới

10 phương tiện quân sự kỳ lạ nhất trong lịch sử thế giới

Dưới đây là 10 phương tiện quân sự có thiết kế khá lạ mắt thậm chí là kỳ dị nhưng tính thực chiến của nhiều trong số những cỗ xe này đã được lịch sử kiểm chứng.

Đăng ngày: 17/07/2022
Đứt lìa 1 cánh, tiêm kích F-15 thoát hiểm ngoạn mục: Choáng váng, không thể tin nổi

Đứt lìa 1 cánh, tiêm kích F-15 thoát hiểm ngoạn mục: Choáng váng, không thể tin nổi

Khi cố gắng khóa bắn chiếc tiêm kích F-15 kia, phi công A-4 Skyhawk đã cơ động và kéo cao mà không biết rằng chú " Đại bàng" của Nedivi đang bay ở ngay phía trên. Và thế là...

Đăng ngày: 12/07/2022
Top 5 vũ khí tàng hình Mỹ uy lực nhất mọi thời đại

Top 5 vũ khí tàng hình Mỹ uy lực nhất mọi thời đại

Tạp chí National Interest đã liệt kê 5 hệ thống vũ khí của Mỹ mà họ cho là " uy lực nhất mọi thời đại".

Đăng ngày: 07/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News