Nga "chơi sang" mang đuốc Olympic lên vũ trụ
Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga ngày 24/6 cho biết nước này sẽ đem ngọn đuốc Olympic lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào tháng 11 tới để khởi đầu cho chương trình Thế vận hội mùa đông 2014.
Đây sẽ là lần đầu tiên ngọn đuốc Thế vận hội được mang ra khỏi bầu khí quyển Trái đất. Dư luận quốc tế cũng đánh giá đây là bước mở màn “chơi sang” của Nga cho Đại hội thể thao Olympic 2014, được khai mạc vào ngày 7/2/2014 tại thành phố Sochi, nằm bên bờ biển Đen của nước này.
Cựu phi hành gia Alexei Leonov (bên trái) chuyển ngọc đuốc cho ông Mikhail Tyurin, trưởng tàu Soyuz (bên phải). (Ảnh: Internet)
Chủ tịch Ủy ban Olympic Nga, ông Dmitry Chernyshenko cho biết: “Hai phi hành gia Oleg Kotov và Sergei Ryzansky sẽ mang ngọn đuốc Sochi 2014 ra ngoài không gian. Điều này sẽ đi vào lịch sử Thế vận hội và cho bạn bè quốc tế thấy quyết tâm chiến thắng của chúng tôi”.
Cùng ngày, Giám đốc Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) Vladimir Popovkin đã bàn giao ngọn đuốc cho nhà du hành 79 tuổi Alexei Leonov – phi hành gia đầu tiên trên thế giới đi bộ trong không gian.
Sau đó, ông Alexei đã chuyển ngọn đuốc lại cho ông Mikhail Tyurin, trưởng tàu vũ trụ Soyuz để đem nó lên ISS. Cuối cùng, ngọn đuốc sẽ được phi hành gia Fyodor Yurchikhin, hiện đang làm việc trên ISS, mang trở lại Trái đất.
“Vì lí do an toàn, chúng tôi sẽ không thắp lửa ngọn đuốc”, giám đốc Roscosmos cho biết.
Để được thắp sáng vào buổi khai mạc Thế vận hội, ngọn đuốc Sochi 2014 sẽ còn thực hiện một hành trình dài 65.000km trên nhiều phương tiện như máy bay, ôtô, tàu và cỗ xe tuần lộc.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
