Nga chuẩn bị phóng Phobos-Grunt thứ hai
Roskosmos chuẩn bị lặp lại một lần nữa thí nghiệm Phobos-Grunt, Tổng giám đốc Vladimir Popovkin tuyên bố. Theo ông, lần này công nghệ sẽ được nâng cấp, tiên tiến hơn.
Theo ông Popovkin, theo đề nghị của Viện nghiên cứu vũ trụ, thuộc VHLKH LB Nga, Roskosmos đang chuẩn bị để phóng trạm thăm dò lên sao Hỏa trong việc thực hiện chiến lược hoạt động vũ trụ dài hạn của đất nước cho đến năm 2030.
Tàu Phobos Grunt thứ hai sẽ không lặp lại Phobos Grunt thứ nhất.
Dự án mới sẽ mang tên EksoMars, với nhiệm vụ mà Trạm Phobos-Grunt trước đây đã không hoàn thành được.
Ông thông báo, bộ phận chịu trách nhiệm lấy đất từ vệ tinh Phobos của sao Hỏa nhờ thiết bị quay trở lại sẽ được hoàn thiện để dùng trong hai dự án nghiên cứu Mặt trăng Luna-Glob và Luna-Resurs. Đặc biệt sẽ nâng cấp tổ hợp điều khiển trên khoang để áp dụng trong hai dự án này.
“Chúng tôi sẽ không lặp lại một cách ngu ngốc Trạm Phobos-Grunt, ông nói. Tổng biên tập tờ Tin tức ngành du hành vũ trụ, Igor Marinin cho biết thêm EksoMars sẽ được các chuyên gia có kinh nghiệm nhất phụ trách và thay đổi một số trang thiết bị. Chúng tôi tin tưởng vào sự thành công đến 90%”.
Việc thăm dò vũ trụ của LB Nga bắt đầu tái khởi động từ sân bay Baiconur vào ngày 9/10/2011, với việc phóng Trạm vũ trụ Phobos-Grunt để lấy những mẫu đất từ sao Hỏa, nhưng khi lên đến quỹ đạo, do trục trặc kỹ thuật thiết bị trên trạm nên không thể tiếp tục cuộc hành trình đến sao Hỏa. Phobos-Grunt chỉ tiếp tục quay quanh Trái đất và những mảnh vỡ của nó rơi xuống Thái Bình Dương vào ngày 15/1/2012. Trạm vũ trụ bị rơi này trị giá 5 tỷ rúp.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
