Nga lại gặp sự cố rò rỉ khó hiểu trên trạm vũ trụ ISS

Khu vực rò rỉ nằm ở phần cuối phía sau module của Nga trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), nơi tàu Progress vừa cập bến.

Phát biểu tại cuộc họp báo tổ chức tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA, Giám đốc Chương trình ISS Joel Mantalbano khẳng định phi hành đoàn đang làm việc trên Trạm Vũ trụ vẫn an toàn.

Khu vực rò rỉ dài khoảng 0,9m, hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động của phi hành đoàn hay các phương tiện trên trạm, nhưng là điều mọi người cần lưu ý.

Nhóm của Nga và các đối tác quốc tế đang cùng nhau làm việc để giải quyết sự cố.


Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) - (Ảnh: NASA).

Ông Mantalbano cũng nhấn mạnh sự cố rò rỉ này không ảnh hưởng đến sứ mệnh Crew-8, dự kiến bắt đầu vào 0 giờ 4 phút ngày 1-3 (giờ miền Đông nước Mỹ, tương ứng 12 giờ 4 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Crew-8 là sứ mệnh luân chuyển phi hành đoàn thứ 8 được thực hiện bởi công ty vũ trụ tư nhân của Mỹ SpaceX.

Theo Space.com, vụ rò rỉ thật ra đã bắt đầu từ vài tuần nay và trở nên nặng hơn khoảng 1 tuần trước khi Progress cập bến vào ngày 14-2.

Đây không phải lần đầu tiên module này bị rò rỉ. Hiện vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể nào của sự cố được đưa ra.

Trong hơn 1 năm qua, Nga đã liên tục gặp các sự cố rò rỉ thiết bị trên không gian. Một trong các vụ việc khiến họ phải để một tàu chở hàng Progress lao xuống Thái Bình Dương "tự sát".

Sự cố nghiêm trọng nhất xảy ra với tàu chở người Soyuz MS-22 vào tháng 12-2022, được kết luận là do mảnh vỡ không gian lao vào.

Sự cố này đã khiến 3 phi hành gia Nga - Mỹ bị kẹt tới 12 tháng trên trạm vũ trụ thay vì 6 tháng như dự kiến, trước khi Nga phóng một chiếc Soyuz trống lên để thay thế.

Các sự cố rò rỉ module trạm vũ trụ chưa được xác định nguyên nhân cụ thể, nhưng mảnh vỡ không gian là đối tượng bị nghi ngờ nhiều nhất. Vùng không gian quanh quỹ đạo Trái đất hiện tràn ngập rác vũ trụ từ các quốc gia khác nhau.

Bản thân trạm vũ trụ ISS cũng đã vài lần phải khai hỏa động cơ để tự thay đổi quỹ đạo hoặc nhờ tàu Progress của Nga đẩy đi để tránh các mảnh vỡ đang trên đà bay tới trong năm qua.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới

Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Đăng ngày: 02/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News