Lại xảy ra sự cố rò rỉ từ module của Nga trên ISS, lần thứ 3 trong một năm
"Module Nauka thuộc phân khúc ISS của Nga đã bị rò rỉ chất làm mát từ mạch tản nhiệt (dự phòng) bên ngoài, vốn được đưa đến trạm ISS vào năm 2012" – Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos thông báo trên Telegram, theo The Guardian ngày 9-10.
Cũng theo Roscosmos, vụ việc không gây rủi ro đến các phi hành gia trên ISS.
Đây là lần thứ ba ISS ghi nhận hiện tượng rò rỉ chất làm mát đến từ module của Nga trong chưa đầy một năm. Trước đó, vào ngày 15-12-2022, loạt ảnh từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy các hạt màu trắng giống như những bông tuyết chảy ra từ tàu vũ trụ Soyuz MS-22 trong nhiều giờ.
Soyuz MS-22 sau đó được quay về Trái đất mà không có người lái. Vài tháng sau, một chiếc Soyuz không có người lái khác được điều đến thay thế.
Một vụ rò rỉ tương tự xảy ra vào giữa tháng 2 năm nay, cũng liên quan đến tàu chở hàng Progress MS-21 của Nga, vốn cập bến ISS vào tháng 10-2022.
Module của Nga trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bị rò rỉ chất làm mát lần thứ ba trong chưa đầy một năm.
Theo giới chuyên gia, những vụ rò rỉ liên tiếp dường như cho thấy thiên thạch không phải là nguyên nhân.
"Có 3 vụ rò rỉ liên quan đến hệ thống làm mát - đây là điểm chung. Lần thứ nhất có thể là do nguyên nhân bất kỳ, lần thứ hai có thể là do trùng hợp, lần thứ ba khả năng cao là do lỗi hệ thống" – chuyên gia Jonathan McDowell khẳng định, đồng thời nói rằng lỗi có thể đến từ phía nhà thầu phụ.
Cũng theo ông McDowell, vụ việc lần này khiến mức độ uy tín của chương trình vũ trụ Nga thêm phần sụt giảm, nhất là khi sứ mệnh thăm dò mặt trăng của họ thất bại cách đây chưa lâu, vào tháng 8.
Theo The Guardian, lĩnh vực vũ trụ của Nga, vốn là niềm tự hào của quốc gia này, phải đối mặt với nhiều khó khăn trong những năm gần đây vì các vấn đề liên quan đến kinh phí, lỗi kỹ thuật…
ISS là một trong những lĩnh vực hiếm hoi còn chứng kiến sự hợp tác giữa Moscow và Washington kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.
