Phi hành đoàn Nga phát hiện vết nứt mới trên module của ISS
Phi hành đoàn của Nga tại Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã phát hiện các vết nứt mới có thể lan rộng trên module Zarya của Nga.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 chụp ảnh từ tàu vũ trụ Soyuz sau khi dỡ hàng, ngày 4/10/2018. (Ảnh: Reuters).
Trao đổi với hãng tin RIA, ông Vladimir Solovyov, kỹ sư trưởng của tập đoàn vũ trụ và tên lửa Energia, cho biết: "Các vết nứt bên ngoài đã được phát hiện ở một số khu vực trên module Zarya”.
Ông thừa nhận đây là điều đáng lo ngại bởi các vết nứt có thể sẽ lan rộng theo thời gian. Tuy nhiên, ông không cho biết liệu các vết nứt này có gây rò rỉ không khí hay không. Trước đó, ông Solovyov từng cảnh báo phần lớn trang thiết bị trên ISS đang dần cũ kỹ và một loạt thiết bị có thể bị hư hỏng sau năm 2025.
Zarya - nghĩa là "Bình minh" trong tiếng Nga - là loại module dạng khối có chức năng vận chuyển hàng hóa (Functional Cargo Block). Module này được Nga chế tạo dưới sự đầu tư của Mỹ, nhấn mạnh ý nghĩa khoa học không biên giới của ISS. Zarya chủ yếu được sử dụng làm nơi chứa hàng hóa. Trong khi đó, Zvezda (Ngôi sao) là module chính của Nga trên ISS. Zvezda chỉ có q cabin, hệ thống hỗ trợ sự sống và định vị, nhưng không có phòng khoa học riêng biệt.
Tháng trước, Tổng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin cho biết đã xảy ra tình trạng hạ áp suất kéo dài ở module Zvezda của Nga trên ISS. Tình trạng giảm áp xảy ra suốt 2 tuần trước khi Nga phóng module nghiên cứu Nauka lên ISS. Nauka đã kết nối với module dịch vụ Zvezda ngày 29/7.
Từ năm ngoái, Roscosmos đã phát hiện sự cố rò rỉ không khí ở module Zvezda, khoang sinh hoạt của hai phi hành gia Nga và nơi lắp đặt hệ thống hỗ trợ sự sống, năng lượng và xử lý dữ liệu của trạm ISS. Dù không gây nguy hiểm cho các nhà du hành vũ trụ, tình trạng rò rỉ vẫn diễn ra bất chấp nỗ lực vá những vết nứt trên ISS.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
