NASA điều tra sự cố rò rỉ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

NASA phát hiện không khí rò rỉ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhưng không nghiêm trọng và sẽ điều tra nguyên nhân vào cuối tuần này.

Sự cố rò rỉ hiện không gây nguy hiểm cho phi hành đoàn trên trạm ISS, NASA thông báo hôm 20/8. Trạm ISS cung cấp môi trường ấm áp và dễ chịu cho các phi hành gia làm việc. Tuy nhiên, trạm không hoàn toàn kín khí. Một lượng không khí nhỏ sẽ rò rỉ qua thời gian, đòi hỏi các chuyên gia phải điều áp định kỳ.


Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hoạt động trên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: NASA).

Tháng 9/2019, NASA phát hiện không khí rò rỉ nhiều hơn mức trung bình. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường trên trạm, lượng không khí rò rỉ cũng không tăng cao đến mức báo động. Vì vậy, NASA theo dõi tình hình và tập trung vào các nhiệm vụ cần ưu tiên khác trước khi xử lý lỗ rò rỉ, theo phát ngôn viên Dan Huot của NASA.

Trạm ISS rất bận rộn trong vài tháng qua. NASA và SpaceX thực hiện thành công chuyến bay thương mại chở người đầu tiên mang tên Demo-2. Các phi hành gia cũng hoàn thành một số chuyến đi bộ ngoài không gian để thay thế pin cũ và sửa chữa thiết bị dò vật chất tối.

Hiện công việc trên trạm ISS đã giảm bớt, các phi hành gia sẽ đóng cửa sập của mỗi module để trạm điều khiển dưới mặt đất theo dõi áp suất từng module và xác định nguồn rò rỉ. Trong thời gian này, các phi hành gia sẽ sinh hoạt trong module Zvezda của Nga.

"Đây là biện pháp hiệu quả nhất của chúng tôi để tìm ra chỗ rò rỉ vì nó quá nhỏ. Chúng tôi chưa rõ nó nằm ở khoang tàu của Mỹ hay Nga. Chúng tôi sẽ không biết cho đến khi xem xét dữ liệu từ các bài kiểm tra cuối tuần này", Huot nói.

Dù tỷ lệ rò rỉ không khí cao hơn bình thường, mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát và không nguy hiểm cho phi hành đoàn, NASA khẳng định. Các phi hành gia cũng đã học cách xử lý sự cố rò rỉ trong thời gian huấn luyện khoảng 6 tháng để chuẩn bị cho việc sống trên trạm ISS. Theo NASA, lịch trình của các phi hành gia sẽ chỉ thay đổi nhỏ.

Đây không phải lần đầu tiên phi hành đoàn trên trạm ISS điều tra sự cố rò rỉ. Lần rò rỉ này không nghiêm trọng bằng sự cố năm 2018, NASA cho biết. Tháng 8/2018, các phi hành gia phát hiện không khí rò rỉ do một lỗ thủng nhỏ rộng khoảng 2mm ở tàu vũ trụ Soyuz ghép nối với trạm ISS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News