Tàu chở hàng Nga lại rò rỉ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế
Một lần nữa, tàu vũ trụ của Nga đang neo đậu trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) gặp sự cố rò rỉ chất làm mát.
Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos báo cáo về sự cố rò rỉ hôm 11/2 sau khi nhóm điều khiển sứ mệnh ở Moskva nhận thấy "sự suy giảm áp suất" trong hệ thống làm mát của tàu chở hàng Progress 82.
"Nguyên nhân mất chất làm mát trong tàu vũ trụ đang được điều tra. Các cửa sập giữa Progress 82 và ISS đều mở. Nhiệt độ và áp suất trong Trạm Vũ trụ Quốc tế đều bình thường. Phi hành đoàn không gặp nguy hiểm và tiếp tục các hoạt động bình thường", NASA cho biết trong một bài đăng trên blog.
Tàu chở hàng Progress 82 của Nga ghép nối với module Poisk trên ISS. (Ảnh: NASA).
Tàu Progress 82 - chở ba tấn thực phẩm, nhiên liệu và vật tư - cập bến ISS vào ngày 28/10/2022 và dự kiến rời trạm vào ngày 17/2/2023. Không rõ liệu phương tiện có còn rời đi vào ngày đó nữa hay không, hay nhóm điều khiển sứ mệnh sẽ giữ nó trên ISS lâu hơn dự kiến ban đầu để tiếp tục điều tra sự cố rò rỉ (các con tàu chở hàng Progress được thiết kế để bốc cháy trong bầu khí quyển Trái đất khi nhiệm vụ kết thúc, vì vậy các kỹ sư sẽ không thể kiểm tra chúng dưới mặt đất).
Thật trùng hợp, sự suy giảm áp suất trong hệ thống làm mát của Progress 82 được ghi nhận vào cùng ngày mà tàu chở hàng khác của Nga, Progress 83, đến Trạm Vũ trụ Quốc tế. Progress 83 được phóng lên vào ngày 9/2 và ghép nối thành công với ISS vào ngày 11/2. Nó không bị ảnh hưởng bởi sự cố của tàu Progress 82.
Sự rò rỉ chất làm mát của Progress 82 diễn ra chỉ hai tháng sau một sự cố tương tự liên quan đến tàu vũ trụ MS-22 Soyuz của Nga đã chở ba phi hành gia lên ISS vào tháng 9/2022 và ban đầu dự kiến đưa họ trở về nhà vào tháng 3/2023.
Tuy nhiên, Soyuz MS-22 đã rò rỉ toàn bộ chất làm mát vào ngày 14/12/2022, nguyên nhân được xác định là do va chạm với thiên thạch nhỏ. Phương tiện này hiện không còn đủ an toàn để chở các phi hành gia, vì vậy Roscosmos có kế hoạch phóng một tàu Soyuz khác vào cuối tháng này để thay thế nó. Soyuz thay thế được gọi là MS-23, sẽ đưa phi hành đoàn MS-22 trở lại Trái đất, có thể vào cuối tháng 9/2023.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
