Nga lại phóng hỏng vệ tinh

Hôm 9/12 Nga lại không đưa được một vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo đã định, đánh dấu thêm một thất bại nữa trong số nhiều vụ phóng vệ tinh không thành của nước này mấy năm gần đây.

“Ngày 9/12, khi vệ tinh Yamal-402 sắp tiếp cận quỹ đạo đã định thì bị tách ra khỏi tên lửa 4 phút trước dự kiến”, cơ quan vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos ra tuyên bố cho biết.

Tuy nhiên cơ quan này cho biết thêm họ vẫn kiểm soát được vệ tinh và đang tìm cách sửa chữa lỗi, đưa vệ tinh đến quỹ đạo đã định.


Vệ tinh Yamal-402

Vệ tinh được tên lửa đẩy Proton-M phóng đi từ trung tâm vũ trụ Baikonur tại Kazakhstan vào 13h13 giờ GMT ngày thứ bảy. Vụ phóng được truyền hình trực tiếp trên trang mạng chính thức của Roscosmos. Theo dự kiến ban đầu, vệ tinh sẽ đi vào quỹ đạo vào lúc 2h28 sáng ngày 9/12 (giờ Matxcơva).

“Tình hình không dễ chịu nhưng không phải là một thảm họa”, một nguồn tin thuộc cơ quan vũ trụ Nga cho biết với hãng thông tấn Interfax. Nguồn tin này cũng cho rằng vệ tinh vẫn có thể tiến tới quỹ đạo đã định bằng sự trợ giúp của các động cơ của chính vệ tinh này. Tuy nhiên, nếu như vậy thì vòng đời của vệ tinh trong không gian sẽ bị rút ngắn.

Interfax cũng cho biết vệ tinh có thể phải mất 3 ngày để sửa chữa lỗi quỹ đạo.

Yamal-402 là vệ tinh viễn thông do công ty Thales Alenia của Pháp chế tạo. Đây là vệ tinh viễn thông được thiết kế riêng cho Gazprom Space Systems, chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực không gian và viễn thông của đại tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga. Theo Rososmos, vệ tinh này có thể phủ sóng tới các vùng xa xôi nhất của lãnh thổ Nga, châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News