Nga muốn "bắt cóc" thiên thạch cùng Mỹ
Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) có thể cùng Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tham gia nỗ lực bắt cóc một thiên thạch.
Ông Vladimir Popovkin, giám đốc Roscosmos, thông báo ý định của Roscosmos khi trả lời phỏng vấn của báo Rossiiskaya Gazeta.
"Đó là một dự án thú vị và NASA đã đề nghị các chuyên gia của Nga tham gia. Chúng tôi có thể phóng một phi thuyền chở người tới thiên thạch hoặc nghiên cứu nó bằng phi thuyền tự động", ông nói.
Hình minh họa các thiên thạch trong Thái Dương Hệ. (Ảnh: blogspot.com)
Viện Nghiên cứu Không gian Keck thuộc Viện Công nghệ California tại Mỹ là cơ sở đầu tiên đề xuất ý tưởng tóm một thiên thạch có chiều dài 7m và khối lượng chừng 500 tấn rồi kéo nó tới quỹ đạo cao của mặt trăng. Trên quỹ đạo cao của mặt trăng, thiên thạch đó sẽ trở thành trạm trung gian cho các chuyến bay xa xôi trong tương lai.
Một số báo đưa tin NASA sẽ yêu cầu quốc hội Mỹ cấp 100 triệu USD để họ có thể bắt đầu thực hiện dự án. Theo các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Không gian Keck, tổng chi phí cho dự án vào khoảng 2,65 tỷ USD.
Cũng trong buổi phỏng vấn, ông Popovkin tiết lộ thêm rằng Nga sẽ thiết lập hệ thống theo dõi các thiên thể có khả năng gây hại cho địa cầu trước năm 2020.
"Chúng ta nên bắt đầu nghĩ tới cách đối phó những hiểm họa từ vũ trụ như thiên thạch", ông bình luận.
Một thiên thạch lớn lao xuống miền trung nước Nga vào ngày 15/2, gây nên tiếng nổ lớn và khiến hơn 1.000 người bị thương. Sau sự kiện hi hữu đó, giới chức Nga và Mỹ đều đề cao tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ thiên thạch.
"Thiên thạch đe dọa toàn bộ trái đất, chứ không chỉ riêng một quốc gia. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ cả thế giới nếu chúng ta hợp tác với nhau ở quy mô quốc tế. Chúng ta sẽ thất bại nếu mỗi nước chỉ cố gắng tự thực hiện nỗ lực đó một cách riêng rẽ", ông nhận xét.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
