Nga muốn giúp Mỹ thám hiểm Mặt trăng

Gần 40 năm trước, Liên bang Xô viết (cũ) cố vượt qua Mỹ trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng. Hiện nay, Nga lại muốn giúp Mỹ quay trở lại và thiết lập một căn cứ vĩnh viễn trên bề mặt chị Hằng.

Theo Igor Panarin, phát ngôn viên Cơ quan không gian Nga, Nga hy vọng sẽ tham gia vào chương trình thám hiểm Mặt trăng của Mỹ bằng những công nghệ và “bí quyết” của mình. Cũng theo Igor Panarin, hiện Nga đang tiến hành đàm phán với Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và bày tỏ hy vọng hai bên có thể đạt thỏa thuận trong vài tháng tới.

Tháng 7-1969, người Mỹ đầu tiên đổ bộ thành công lên Mặt trăng (Ảnh: NASA)

Tuần trước, NASA đã thông báo sẽ gửi phi hành đoàn gồm 4 người lên Mặt trăng trong năm 2020 và xây dựng một căn cứ quốc tế trên một trong các vùng cực của Mặt trăng. Kể từ khoảng năm 2024, đây sẽ là nơi làm việc vĩnh viễn cho các nhà khoa học.

Panarin nói thỏa thuận giữa Nga với NASA có thể tương tự thỏa thuận Nga - Cơ quan không gian châu Âu (ESA), dự kiến sẽ bao gồm các kế hoạch phóng vệ tinh thương mại bằng tàu Soyuz của Nga từ bệ phóng Kourou của Pháp tại Guyana, bắt đầu vào năm 2008.

Theo thỏa thuận này, Nga sẽ cung cấp các tên lửa đẩy và ESA sẽ tài trợ cho việc nâng cấp các bệ phóng.

Liên bang Xô viết (cũ) đã từng gửi nhiều tàu thăm dò không người lái để thám hiểm Mặt trăng, trong đó có hai tàu tự hành nghiên cứu bề mặt Mặt trăng trong năm 1970-1973. Tuy nhiên, họ đã thất bại trong cuộc đua lên chị Hằng với Mỹ khi vào tháng 7-1969, người Mỹ đổ bộ thành công lên Mặt trăng.

Gần đây Nga đã đồng ý giúp Trung Quốc đưa một tàu thăm dò đáp xuống Mặt trăng vào năm 2010. Nga cũng bán cho Trung Quốc công nghệ làm cơ sở cho chương trình không gian có người lái, giúp nước này đưa phi hành gia đầu tiên của mình vào vũ trụ vào năm 2003 và hai phi hành gia khác vào năm 2005. Tàu Thần Châu của Trung Quốc khá giống với tàu Soyuz của Nga.

Panarin nói Nga có thể hợp tác với cả Mỹ và Trung Quốc trong việc nghiên cứu Mặt trăng và bác bỏ các đồn đại về khả năng tranh đua cùng Mỹ. “Nghiên cứu vũ trụ là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm sự chung sức của tất cả các nước”, ông giải thích.

TƯỜNG VY

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News