Nga muốn lập hệ thống chặn hiểm họa vũ trụ

Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hôm qua tuyên bố ông ủng hộ lời kêu gọi về việc thành lập một hệ thống có khả năng ngăn chặn những mối đe dọa từ không gian bên ngoài địa cầu.

"Nhân loại phải tạo ra một hệ thống để phát hiện và vô hiệu hóa những vật thể có khả năng gây họa cho trái đất", ông Rogozin viết trên mạng xã hội Twitter hôm 16/2, một ngày sau khi một thiên thạch lao xuống miền trung nước Nga khiến gần 1.200 người bị thương và gây thiệt hại vật chất khoảng 33 triệu USD.

Rogozin tuyên bố ông sẽ trình lên Thủ tướng Dmitry Medvedev các giải pháp để đối phó những trận mưa thiên thạch trong tương lai vào ngày 18/2, RIA Novosti đưa tin.


Sức mạnh của vụ nổ thiên thạch trên bầu trời nước Nga hôm 15/2 tương đương 20 lần quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945. 

Rusty Schweickart, một cựu phi hành gia từng bay cùng phi thuyền Apollo của Mỹ, kêu gọi các chính phủ theo dõi hoạt động của các vật thể gần trái đất một cách sát sao hơn.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhận định thiên thạch nổ tung trên bầu trời Nga có khối lượng khoảng 10.000 tấn trước khi nó tiếp xúc với bầu khí quyển của trái đất.

Theo dữ liệu mà các nhà khoa học của NASA thu thập, thiên thạch nổ tung tại Nga có đường kính khoảng 15m. Nó nổ ở vị trí cách trái đất vài km và giải phóng gần 500 kiloton năng lượng, gấp hàng chục lần sức mạnh của quả bom nguyên tử mà máy bay Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

Bộ Nội vụ Nga xác nhận rằng xung chấn của vụ nổ thiên thạch khiến mái và tường của một nhà máy thiếc sụp. Theo chính quyền thành phố Chelyabinsk, khoảng 3.000 nhà dân và 300 trường học trong thành phố hư hại một phần bởi vụ nổ. Tổng diện tích cửa sổ bị vỡ lên tới 100.000m2. Do cửa sổ vỡ, nhiều người dân tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh giá ở mức -9 độ C.

Vladimir Puchkov, Bộ trưởng Các tình trạng khẩn cấp, nói rằng tổng thiệt hại về tài sản tại Chelyabinsk và Kopeysk - hai vùng hứng chịu hậu quả nặng nề nhất - vào khoảng 400 triệu ruble (13,3 triệu USD). Quan chức đứng đầu vùng Yurevich, ông Mikhail Yurevich, nói thiệt hại vật chất trong vùng lên tới một tỷ ruble (33,2 triệu USD).

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News