Nga nâng cấp tên lửa để bắn thiên thạch va trái đất
Các nhà khoa học Nga lên kế hoạch nâng cấp tên lửa hạt nhân để bắn hạ các thiên thạch có nguy cơ va vào Trái đất.
Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin các tên lửa này sẽ có sức mạnh phá hủy các thiên thạch với đường kính lên đến 50m.
Tên lửa sau nâng cấp có thể xóa sổ thiên thạch đường kính tới 50m.
Theo chuyên gia nghiên cứu cấp cao Sabit Saitgaraye, Cục thiết kế tên lửa Makeyev, họ dự định sẽ bắn thử nghiệm vào tiểu hành tinh 99942 Apophis được cho là sẽ bay sát qua Trái đất vào năm 2036.
Tuy nhiên, phía Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã bác bỏ khả năng gây nguy hiểm của 99942 Apophis.
Được phát hiện vào năm 2004 với kích thước lớn gấp 3.5 lần một sân vận động bóng đá, tiểu hành tinh 99942 Apophis ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khoa học không gian và giới truyền thông.
Những tính toán ban đầu dựa trên quỹ đạo của Apophis cho thấy khả năng gây tác động đến Trái đất của nó là 2.7%, song kết luận này sau đó đã bị bác bỏ.
Tiểu hành tinh 99942 Apophis.
Ông Saitgaraye cho biết hầu hết các tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu lỏng. Nhiên liệu được đun nóng 10 ngày trước khi bắn tên lửa, do vậy chúng không phù hợp để phá hủy các thiên thạch có đường kính giống thiên thạch Chelyabinsk được phát hiện vài giờ trước khi tiến sát Trái đất.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể làm được điều này, song chúng cần phải được nâng cấp. Điều này đồng nghĩa với việc tiêu tốn hàng triệu bảng Anh cũng như phải được sự chấp thuận từ chính phủ.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ khi nào dự án sẽ được chấp thuận và đưa vào triển khai.
Đây không phải lần đầu ông Saitgaraye đề xuất kế hoạch phá hủy thiên thạch. Vào năm 2013 ông cho biết hệ thống tên lửa đạn đạo Satan từ thời Xô Viết có thể tái sử dụng để bảo vệ Trái đất khỏi những cuộc va chạm từ các tiểu hành tinh.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
