Nga phát triển hệ thống loại bỏ rác vũ trụ
Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) dự định sẽ phát triển một hệ thống loại bỏ những mảnh rác nguy hiểm trên quỹ đạo Trái đất.
>>> Mỹ - Nhật hợp tác theo dõi rác vụ trụ
Phạm vi của các hoạt động vũ trụ ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa rác vũ trụ sẽ trở thành mối đe dọa đối với các thiết bị vệ tinh và tàu vũ trụ, bao gồm Trạm không gian quốc tế (ISS), đang hoạt động trong quỹ đạo thấp của Trái đất.
Để đối phó với những mối nguy hiểm tiềm ẩn này, Roscosmos đang dự định sẽ phát triển một hệ thống có khả năng loại bỏ những mảnh rác vũ trụ có kích thước lớn trong khu vực quỹ đạo thấp của Trái đất.
“Roscosmos đã quyết định phát hiện một hệ thống có khả năng loại bỏ những mảnh rác nguy hiểm khỏi khu vực quan trọng của quỹ đạo gần Trái đất và thiết lập một hệ thống cảnh báo tự động về những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh hành tinh của chúng ta”, phó giám đốc của Roscosmos, ông Sergei Savelyev phát biểu trong cuộc họp tại triển lãm hàng không ILA Berlin 2012 ở Đức.
Rác vũ trụ đang trở thành vấn đề toàn cầu
Ông Sergei Savelyev cũng cho biết, rác vũ trụ là một vấn đề toàn cầu, nên Roscosmos sẵn sàng hợp tác với Cơ quan vũ trụ châu Âu trong cả 2 dự án loại bỏ rác vũ trụ và hệ thống cảnh báo các tình huống nguy hiểm trong không gian.
Tư lệnh Bộ chỉ huy vụ trụ của Không quân Mỹ hiện tại đang theo dõi khoảng 22.000 mảnh rác vũ trụ do con người tạo ra, với chiều dài hơn 10cm. Theo các nhà khoa học, bất cứ mảnh rác vũ trụ nào có kích thước lớn hơn một quả bóng chày đều có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho trạm ISS.
Tháng 3 vừa qua, một mảnh rác vũ trụ đã suýt va chạm với ISS, khiến các thành viên trên trạm không gian này phải sơ tán sang tàu cứu hộ. Tai nạn tương tự cũng xảy ra vào năm 2009 và 2011.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
