Nga phóng tên lửa Soyuz mang vệ tinh Glonass-M
Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/3 thông báo tên lửa Soyuz-2.1b đã được phóng lên vũ trụ mang theo vệ tinh định vị Glonass-M số 54 từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở miền Bắc nước Nga.
Toàn cảnh vụ phóng tên lửa. (Nguồn: ITAR-TASS)
Theo nguồn tin trên, vụ phóng được thực hiện lúc 5 giờ 54 phút (giờ Hà Nội). Hiện vệ tinh định vị Glonass-M đã tách thành công khỏi khối đẩy Fregat và đi vào quỹ đạo theo dự kiến.
Vệ tinh Glonass-M số 54 được trang bị một thiết bị bổ sung - modul chịu nhiệt có độ chính xác cao để tiến hành các cuộc thí nghiệm trên vũ trụ.
Thiết bị này dự kiến sẽ được lắp ráp vào hệ thống vệ tinh Glonass các thế hệ tiếp theo nhằm nâng cao tính chính xác của chức năng định vị.
Đây là vụ phóng vệ tinh Glonass thứ ba từ sân bay vũ trụ Plesetsk. Vụ phóng đầu tiên loại vệ tinh định vị của Nga này được thực hiện hồi năm 2011.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
