Nga phóng thành công tàu vũ trụ Soyuz-MS 09 lên trạm ISS
Ngày 6/6, Nga đã phóng thành công tàu vũ trụ Soyuz MS-09 mang theo 3 nhà du hành vũ trụ lên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết tên lửa đẩy Soyuz-FG mang theo tàu vũ trụ Soyuz MS-09 được phóng lúc 11h12'giờ GMT (18h12' giờ Việt Nam) từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.
Nga phóng thành công tàu vũ trụ Soyuz MS-09. (Nguồn: nasaspaceflight.com).
Phi hành đoàn gồm các nhà du Sergei Prokopyev người Nga, Serena Aunon người Mỹ và Alexander Gerst người Đức.
Theo thông báo của Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, phi hành đoàn có sứ mệnh ra ngoài không gian để thực hiện công tác bảo dưỡng và chụp ảnh, quay phim, và thực hiện 55 thí nghiệm trên ISS.
Dự kiến tàu vũ trụ sẽ kết nối với ISS lúc 13h07' ngày 7/6 giờ GMT (20h07' cùng ngày theo giờ Việt Nam).
ISS có không gian sống tối đa 6 người. Di chuyển theo quỹ đạo cách Trái Đất 400km với vận tốc khoảng 28.000 km/h, ISS mất 90 phút để hoàn thành một vòng quay quanh Trái Đất.
Mặc dù được phóng lên quỹ đạo từ năm 1998, nhưng phải đến ngày 2/11/2000, ISS mới tiếp đón 3 phi hành gia đầu tiên gồm Bill Shepard của NASA, phi hành gia người Nga Yuri Gidzenko và Sergei Krikalev trong chuyến làm việc kéo dài 136 ngày.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
