Nga phóng vệ tinh hàng hải Glonass
Tên lửa Soyuz-2.1B của Nga mang theo vệ tinh hàng hải Glonass đã được phóng lên quỹ đạo vào rạng sáng nay (3.10), AFP dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Đây là đợt phóng tên lửa Soyuz đầu tiên của Nga kể từ sau thất bại trong việc đưa tàu vận tải Progress M-12M đến Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) bằng tên lửa đẩy Soyuz-U vào cuối tháng 8 qua.
Một đợt phóng tên lửa Soyuz của Nga - (Ảnh: AFP)
Theo người phát ngôn của Không quân Nga đại tá Alexei Zolotukhin thì tên lửa Soyuz-2.1B rời bệ phóng vào lúc 0 giờ 15 phút sáng 3.10 (giờ Nga, tức 3 giờ 15 phút cùng ngày theo giờ VN), tại bãi phóng vũ trụ Plesetsk, cách Moscow khoảng 800km về phía nam.
Trước đó, vệ tinh Glonass dự kiến được đưa vào quỹ đạo cuối tháng 8 qua, tuy nhiên hai thất bại liên tiếp chỉ trong vòng một tuần của các đợt phóng tên lửa của Nga đã khiến sứ mệnh bị chậm trễ.
Vào ngày 18.8 qua, một tên lửa Proton-M đã không thể đưa vệ tinh viễn thông tiên tiến Express AM-4 vào quỹ đạo và chỉ sáu ngày sau đó (ngày 24.8), đến lượt tên lửa đẩy Soyuz-U thất bại trong việc đưa tàu vận tải Progress M-12M đến Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Hai thất bại liên tiếp của ngành công nghiệp vũ trụ này khiến Nga phải đình hoãn tất cả các đợt phóng tên lửa của mình để điều tra nguyên nhân. Theo Ủy ban điều tra đặc biệt thì việc vệ tinh và tàu vũ trụ không thể đến được quỹ đạo là do có trục trặc của bộ phận chuyển nhiên liệu của tên lửa đẩy.
Theo RIA Novosti, vệ tinh Glonass trị giá 152,2 triệu USD, có tính năng như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ, được thiết kế để sử dụng trong cả hai mục đích quân sự và dân sự.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
