Nga thử nghiệm động cơ hạt nhân du hành vũ trụ
Theo Trung tâm Đổi mới Skolkovo, nơi được mệnh danh là "Thung lũng Silicon" của Nga, nước này đã bắt đầu thử nghiệm việc sử dụng nhiên liệu hạt nhân trong các động cơ tên lửa vũ trụ.
"Dự án này đã bước vào giai đoạn chính thức với một số loại nhiên liệu đang được thử nghiệm", ông Denis Kovalevich, người đứng đầu nhóm công nghệ hạt nhân thuộc Quỹ Skolkovo nói với Interfax.
Theo ông, mục đích của việc sử dụng nhiên liệu hạt nhân là nhằm phục vụ các chuyến du hành liên hành tinh và công việc đang được triển khai theo lộ trình. Một động cơ hạt nhân hoàn toàn do Nga thiết kế dự kiến sẽ được thử nghiệm vào năm 2014 và sẽ sẵn sàng phục vụ vào năm 2017.
Ông Kovalevich cho biết thêm Roscosmos, cơ quan (vũ trụ Nga) khởi xướng dự án trên, đã phân bổ khoảng 805 triệu rup (khoảng 27 triệu USD) cho công trình này.
Động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân được thiết kế để phục vụ trong vòng ba năm mà không phải tiếp liệu và sẽ trang bị cho các tàu vũ trụ được phóng bằng tên lửa đẩy Proton và Angara của Nga.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
