Nga thử nghiệm “vệ tinh sát thủ”

Các chuyên gia an ninh không gian phương Tây khẳng định Nga đang thử nghiệm một vệ tinh có khả năng dò tìm và vô hiệu hóa, thậm chí tiêu diệt các vệ tinh khác.

Theo báo Financial Times, hiện quân đội Mỹ, các cơ quan không gian phương Tây và nhiều chuyên gia vệ tinh đều đang theo dõi chặt chẽ mọi chuyển động của vệ tinh bí hiểm có biệt danh là Vật thể 2014-28E.

Quân đội Nga đã âm thầm phóng tên lửa đưa vệ tinh này lên quỹ đạo từ hồi tháng 5.


Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Công ty vệ tinh Reshetnev Satellite Information Systems ở Zheleznogorsk - (Ảnh: Reuters)

Từ tháng 8 đến tháng 10, Vật thể 2014-28E di chuyển theo quỹ đạo hết sức kỳ lạ. Chỉ sau khi các chuyên gia vệ tinh quốc tế bắt đầu theo dõi nó thì Bộ Quốc phòng Nga mới lên tiếng xác nhận và đăng ký vệ tinh này với cái tên Kosmos-2499.

Tuần trước, Vật thể 2014-28E bắt đầu tiến lại gần một vệ tinh khác trên quỹ đạo. “Vật thể 2014-28E là một vệ tinh thí nghiệm. Nó có thể có nhiều chức năng cả dân sự và quân sự. Một khả năng là bắn phá các vệ tinh khác hoặc làm tê liệt chúng” - chuyên gia an ninh không gian Patricia Lewis thuộc Tổ chức Chatham House cho biết.

Báo Moscow Times dẫn lời tiến sĩ James Oberg, cựu kỹ sư Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết các vệ tinh nhỏ di chuyển linh hoạt luôn có nhiều chức năng, từ cung cấp, sửa chữa cho đến kiểm tra và tấn công.

“Việc Nga thử nghiệm vệ tinh mà không tuyên bố cho thấy không mang mục đích hòa bình” - ông Oberg nhận định.

Trên thực tế, công nghệ vệ tinh sát thủ đã được phát triển từ thập niên 1950. Đầu thập niên 1960, Nga khởi động dự án Istrebitel Sputnik (Vệ tinh tấn công) để sản xuất vệ tinh có khả năng tiếp cận các vệ tinh khác và bắn nổ chúng.

Nga đã chính thức dừng dự án Istrebitel Sputnik từ lâu nhưng các nước như Mỹ và Trung Quốc đều đã thử nghiệm các vệ tinh sát thủ tương tự, chủ yếu là để phá hủy các vệ tinh có khả năng gây nguy hiểm khi rơi xuống Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News