Nga tính chuyện "bỏ hoang" ISS
Một quan chức của Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roskomos) thông báo chuyến bay đưa 3 phi hành gia trên Trạm Không gian quốc tế trở về sẽ diễn ra trong tháng 9.
AFP dẫn lời ông Vitaly Davidov, phó giám đốc Roskomos, cho hay, chuyến bay diễn ra vào tháng 9. “Có lẽ trong tương lai, chúng ta sẽ không cần tới sự hiện diện liên tục của con người trên quỹ đạo thấp của trái đất”, Davidov nói.
Lời bình luận của ông Davydov được đưa ra sau khi phi thuyền vận tải Progress M-12M nổ tung hôm 24/8 bởi lỗi kỹ thuật trong tên lửa đẩy Soyuz. Nó được phóng để vận chuyển hàng hóa lên ISS. Các chuyến bay đưa người lên ISS sẽ không thể thực hiện được cho tới khi các chuyên gia Nga tìm ra nguyên nhân của vụ tai nạn.
Hiện 6 nhà du hành đang làm việc trên ISS. Hôm qua các quan chức của Roskomos cảnh báo rằng có thể toàn bộ nhóm phi hành gia sẽ phải trở về trái đất.
Các nhà du hành bắt đầu làm việc trên ISS từ năm 2000 và các nước tham gia vào quá trình xây dựng ISS muốn sự hiện diện của con người kéo dài tới năm 2020. Việc biến ISS thành trạm không gian không người, kể cả trong thời gian ngắn, luôn được coi là lựa chọn cuối cùng.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhận định khả năng mất ISS sẽ tăng đáng kể nếu không có sự hiện diện của người trên đó. Chẳng hạn, một trục trặc kỹ thuật bất kỳ có thể khiến ISS ngừng hoạt động hoặc thoát khỏi tầm kiểm soát do không có người trên đó để sửa chữa hoặc thay thế thiết bị hỏng. Tuy nhiên, ông Davydov bác bỏ nhận định của NASA.
Khi thiết kế ISS từ thời Liên Xô cũ, các công trình sư chỉ định tạo ra một trạm vũ trụ không người để hỗ trợ các chuyến bay trong không gian. Hiện tại ISS tiếp tục được xây dựng với sự tham gia của Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga, Nhật Bản và Canada.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
