Ngà voi 13.000 năm khắc hình lạc đà kịch chiến
Các nhà nghiên cứu cho biết hình khắc lạc đà chiến đấu giành quyền giao phối trên chiếc ngà là tác phẩm mô tả động vật cổ nhất ở châu Á.
Nhóm chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu ngôn ngữ, văn học và lịch sử Khakassian kiểm tra mẫu ngà voi tìm thấy năm 1988 trong dự án xây dựng ở hạ nguồn sông Tom phía tây Siberia. Chiếc ngà dài 1,5 mét có hình khắc một người giả dạng lạc đà, theo tác giả nghiên cứu Yury Esin. Đây có thể là cách các thợ săn cổ đại trùm da lạc đà để tới gần mồi săn và bắt hoặc giết chúng.
Chiếc ngà voi khắc hình một thợ săn và 4 con lạc đà. (Ảnh: New Scientist).
Một hình khắc khác trên chiếc ngà hơn 13.000 năm tuổi là cảnh hai đôi lạc đà đọ sức có thể đánh dấu mùa giao phối bắt đầu. Những con lạc đà trong hình khắc có nhiều nét tương đồng với hình lạc đà trong các hang động cùng thời như bức vẽ trong hang động Kapova trên dãy Ural có niên đại 19.000 năm.
Các hình khắc bộc lộ tầm quan trọng của lạc đà đối với cộng đồng địa phương. Nhóm nghiên cứu suy đoán hoạt động săn lạc đà có thể diễn ra theo mùa và cộng đồng tạo ra hình khắc nhiều khả năng là dân du mục cổ đại sống ở Siberia ngày nay.
Lạc đà trong hình khắc là lạc đà hai bướu. (Ảnh: New Scientist).
Xác định hình khắc không phải công việc dễ dàng đối với Esin và cộng sự bởi khi họ bắt đầu nghiên cứu chiếc ngà, mẫu vật đã bắt đầu vỡ và có nhiều vết nứt do bảo quản không đúng cách. Hình khắc trên chiếc ngà ở sông Tom có nhiều điểm đặc biệt rất khó ghi chép lại. Các hình khắc có đường nét khá mỏng và nông gần như không thể nhìn rõ. Ngoài ra, hình khắc nằm trên bề mặt vật thể nặng và dài uốn cong cũng khiến việc nghiên cứu càng thêm thách thức. Nhóm nghiên cứu phải chụp nhiều bức ảnh rộng cận cảnh để xác định những gì người cổ đại mô tả. Họ công bố phát hiện trên tạp chí Archaeological Research in Asia.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.
