Vì sao miền Bắc liên tiếp nắng như đổ lửa, khác hẳn mọi năm?

Nếu theo chu kỳ mọi năm thì mùa hè ở miền Bắc thường có những ngày nắng nóng đan xen những đợt mưa dông. Nhưng năm nay dường như đã thay đổi khi nhiều đợt nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều ngày và chưa có dấu hiệu khi nào mới chấm dứt.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn cho biết, ngày hôm qua (09/7), ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến trong khoảng 35-37 độ, có nơi trên 37 độ; riêng khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 40 độ.


Miền Bắc nắng nóng kéo dài không như thông lệ mọi năm. 

Hôm nay (10/7), do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 39 độ.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 40 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 40-55%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.

Khu vực Hà Nội ngày hôm nay (10/7), có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 39 độ.

Chuyên gia khí tượng cho biết, đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Trong khi nắng nóng đặc biệt gay gắt ở đồng bằng miền Bắc và Trung thì vùng núi phía Bắc lại cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió phát triển đến mực 5000m. Trong chiều tối và đêm nay (10/7) ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa 20-40mm/12h, có nơi trên 50mm/12h). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn cho biết, năm nay số ngày nắng nóng trong tháng 6 ở miền Bắc và miền Trung kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm.


Nắng nóng còn kéo dài trong nhiều ngày tới.

Tại trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nắng kéo dài gần như cả tháng, chỉ có 2 đợt gián đoạn. Đợt gián đoạn đầu tiên là khoảng thời gian từ 14-17/6, đợt gián đoạn thứ 2 là ngày 25/6. Tại miền Trung, suốt tháng 6, nắng nóng chỉ suy giảm được 3 ngày (từ 15-17/6).

Lý giải về việc nắng nóng kéo dài, Trung tâm Khí tượng Thủy văn cho biết, thông thường các đợt nắng nóng kết thúc khi dải mưa dông ở phía bắc (rãnh thấp gió mùa) bị đẩy xuống phía nam qua Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ.

Năm nay dải mưa dông này hầu như không dịch xuống phía Nam nhiều mà chỉ ảnh hưởng đến khu vực phía Nam Trung Quốc, thỉnh thoảng tác động đến vùng núi phía Bắc nước ta, do đó không làm suy giảm được tình trạng nắng nóng trên khu vực. Trong đó, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mạnh mẽ nhất là khu vực trung du, vùng đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa trở vào đến Phú Yên.

Sang tháng 7, dưới tác động của hoàn lưu vùng thấp nóng, ở Bắc Bộ trong đó tập trung ở khu vực trung du và vùng đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung bước vào một đợt nắng nóng diện rộng mới từ 6/7.

Chuyên gia khí tượng cũng nhận định, từ nay đến cuối tháng 7, Bắc Bộ còn nhiều ngày nắng nóng trong khi ở miền Trung, đặc biệt các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên, tháng 8/2020 vẫn có thể xảy ra các đợt nắng nóng kéo dài khoảng 7-10 ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.

Đăng ngày: 04/05/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 30/04/2025
Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Đăng ngày: 28/04/2025
Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?

Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?

Bởi vì mang giày cách điện nên chim không bị giật khi đậu trên dây điện? Không phải như vậy.

Đăng ngày: 24/04/2025
Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News