Ngắm bức ảnh "rõ nét nhất từ trước đến nay" về Mặt trời

Nhiếp ảnh gia thiên văn Andrew McCarthy đã chia sẻ bức ảnh về Mặt trời “rõ nét nhất từ trước đến nay” của mình.

Andrew McCarthy đã kết hợp 150.000 bức ảnh riêng lẻ về Mặt trời để truyền tải được toàn bộ những chi tiết tuyệt đẹp của ngôi sao lớn nhất Hệ Mặt trời. Kết quả là tạo ra một bức ảnh 300 megapixel khổng lồ, lớn hơn 30 lần so với hình ảnh của máy ảnh 10 megapixel tiêu chuẩn.

Ngắm bức ảnh rõ nét nhất từ trước đến nay về Mặt trời
 150.000 bức ảnh riêng lẻ đã được kết hợp để có được hình ảnh tuyệt đẹp nhất về Mặt trời. (Ảnh: Animal News Agency)

Ở góc nhìn cận cảnh nhất, mắt thường cũng có thể nhìn thấy các vòng xoáy và các hoa văn hình lông vũ, cùng với các vết đen bí ẩn.

Quá trình chụp ảnh thực sự rất khó khăn và yêu cầu một kính thiên văn chuyên dụng với hai bộ lọc để tránh xảy ra hỏa hoạn và ảnh hưởng tới mắt của người chụp.

Ngắm bức ảnh rõ nét nhất từ trước đến nay về Mặt trời
 Bức ảnh cận cảnh về ngôi sao lớn nhất Hệ Mặt trời. (Ảnh: Animal News Agency)

Ngắm bức ảnh rõ nét nhất từ trước đến nay về Mặt trời
 Bức ảnh rõ nét cho thấy các xoáy và hoa văn hình lông vũ, cùng với các vết đen bí ẩn. (Ảnh: Animal News Agency)

Ngắm bức ảnh rõ nét nhất từ trước đến nay về Mặt trời
 Các điểm tối trong ảnh đã bị đảo ngược trong quá trình chụp ảnh. Trên thực tế, chúng là những vùng năng lượng cao rất sáng của ngôi sao đang cháy. (Ảnh: Animal News Agency)

“Khi xử lý xong bức ảnh tôi mới thực sự thấy nó trông như thế nào. Đây là một bức ảnh rất đặc biệt. Tôi luôn hứng thú với việc chụp ảnh Mặt trời, nó thực sự thú vị vì nó luôn khác biệt”, Andrew nói.

“Để tạo ra độ phóng cực đại, tôi đã sử dụng một kính thiên văn đã được sửa đổi. Việc kết hợp nhiều hình ảnh cho phép tôi nhìn thấy Mặt trời với độ chi tiết đáng kinh ngạc”, nhiếp ảnh gia Andrew nói thêm.

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm của Hệ Mặt trời. Nó có đường kính 1,39 triệu km và có khối lượng gấp 330.000 lần khối lượng của Trái đất. 3/4 Mặt trời được tạo ra từ hydro, tiếp đến là heli, oxy, carbon, neon và sắt.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 2022 sẽ có hiện tượng kỳ ảo chưa từng thấy trong lịch sử xuất hiện trên bầu trời, ai cũng muốn xem

Năm 2022 sẽ có hiện tượng kỳ ảo chưa từng thấy trong lịch sử xuất hiện trên bầu trời, ai cũng muốn xem

Hệ sao nhị phân KIC 9832227 có thể sẽ xảy ra vụ nổ siêu tân tinh vào năm 2022.

Đăng ngày: 08/12/2021
Nhật thực duy nhất trong năm nhìn từ trạm ISS

Nhật thực duy nhất trong năm nhìn từ trạm ISS

Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần duy nhất trong năm nay, hiện tượng chỉ quan sát được từ Nam Cực.

Đăng ngày: 08/12/2021
NASA ký hợp đồng xây dựng các trạm vũ trụ thương mại có thể thay thế ISS

NASA ký hợp đồng xây dựng các trạm vũ trụ thương mại có thể thay thế ISS

NASA đang chuyển dần cho lĩnh vực tư nhân đảm nhận công đoạn phát triển phần cứng nhằm giảm thiểu chi phí và tập trung vào mục tiêu đầy tham vọng.

Đăng ngày: 08/12/2021
Ớt vũ trụ của NASA lập hai kỷ lục mới

Ớt vũ trụ của NASA lập hai kỷ lục mới

Thí nghiệm trồng và thu hoạch ớt trong vũ trụ của NASA lập kỷ lục cung cấp thức ăn cho nhiều phi hành gia nhất và thí nghiệm dài nhất trên trạm ISS.

Đăng ngày: 07/12/2021
Hành tinh bên cạnh Trái đất xuất hiện thứ giúp sự sống trỗi dậy?

Hành tinh bên cạnh Trái đất xuất hiện thứ giúp sự sống trỗi dậy?

Một bằng chứng gây bất ngờ vừa được phát hiện trên Sao Kim - hành tinh từng là bản sao của Trái Đất - đưa các nhà khoa học đến gần hơn hy vọng tìm ra sự sống.

Đăng ngày: 07/12/2021
Tiểu hành tinh trị giá gần 5 tỷ USD đang lao tới Trái đất

Tiểu hành tinh trị giá gần 5 tỷ USD đang lao tới Trái đất

Tiểu hành tinh 4660 Nereus mang theo trữ lượng lớn kim loại trị giá 4,71 tỷ USD dự kiến sẽ tiến vào quỹ đạo của Trái đất vào ngày 11/12 tới.

Đăng ngày: 06/12/2021
Tàu thăm dò Yutu-2 của Trung Quốc thám hiểm

Tàu thăm dò Yutu-2 của Trung Quốc thám hiểm "ngôi nhà bí ẩn" trên Mặt Trăng

Tàu thăm dò Yutu-2 của Trung Quốc sẽ nghiên cứu một vật thể hình khối bí ẩn mà nó đã phát hiện trước đây trên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 06/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News