Ngắm "hoàng hôn sương mù" trên mặt trăng của sao Thổ

NASA vừa công bố hai hình ảnh mới tuyệt đẹp về mặt trăng Titan của sao Thổ - nơi các nhà khoa học tin rằng đủ điều kiện để hình thành sự sống ngoài Trái đất.

Trong bức ảnh đầu tiên, Titan như được viền quanh bởi một dải sáng nhiều màu. Các nhà khoa học gọi đây là "hoàng hôn sương mù". Ở bức ảnh thứ hai, toàn bộ mặt trăng Titan lấp lánh ánh sáng xanh, xanh lá, vàng cam… kỳ ảo.

Ngắm hoàng hôn sương mù trên mặt trăng của sao Thổ
"Hoàng hôn sương mù" trên mặt trăng Titan - (ảnh: NASA).

Dưới lớp sương mù ấy là một hành tinh có thể xem như bản sao gần hoàn chỉnh của Trái đất, có sông, biển và bầu khí quyển được cho là đủ tiêu chuẩn để hình thành sự sống.

Ngắm hoàng hôn sương mù trên mặt trăng của sao Thổ
Mặt trăng Titan lấp lánh nhiều màu sắc - (ảnh: NASA).

Những hình ảnh tuyệt đẹp này là một trong những "di vật" của Cassini – con tàu vũ trụ đã kết thúc chuyến hành trình 20 năm đến sao Thổ vào năm 2017, khi nó lao thẳng xuống bầu khí quyển của sao Thổ. Theo các thông số gửi về trái đất qua chặng đường dài xuyên không gian, các hình ảnh này được ghi nhận từ tháng 3-2005. Vào thời điểm ghi nhận hình ảnh, Cassini cách mặt trăng Titan 33.083 km.

Ngắm hoàng hôn sương mù trên mặt trăng của sao Thổ
Titan bên vành đai băng giá của sao Thổ.

Các dữ liệu mà Cassini gửi về trái đất cung cấp những bằng chứng cho thấy bên dưới bầu khí quyển có thể ẩn chứa nhiều cấu trúc phân tử có thể là nguyên liệu để tạo nên những khối hữu cơ phức tạp – chính là những sinh vật ngoài trái đất. Có thể nói Titan được ví như hình ảnh của trái đất thuở sơ khai, khi các phản ứng đầu tiên tạo ra sự sống bắt đầu xảy ra trên Trái đất.

NASA cho biết để không làm ô nhiễm bầu sao Thổ và các mặt trăng của nó, bao gồm Titan quý giá, các nhà khoa học đã tính toán để Cassini sử dụng hết nhiên liệu còn thừa trước khi bốc cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển của sao Thổ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Tiếng nổ khiến thiên thạch lao qua trời Mỹ bị nghi gây động đất

Tiếng nổ khiến thiên thạch lao qua trời Mỹ bị nghi gây động đất

Khi thiên thạch lao xuống, nhiều người thấy ánh sáng rực rỡ lóe lên trên trời kèm theo âm thanh lớn và mặt đất rung chuyển.

Đăng ngày: 18/01/2018
5 sự thật hấp dẫn về vũ trụ sẽ “thổi bay” mọi điều bạn biết về lĩnh vực này

5 sự thật hấp dẫn về vũ trụ sẽ “thổi bay” mọi điều bạn biết về lĩnh vực này

Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về vũ trụ rộng lớn, kỳ diệu này. Nó ẩn chứa những bí mật mà nếu như không chịu tìm hiểu, có lẽ cả cuộc đời này bạn cũng chẳng thể biết được.

Đăng ngày: 18/01/2018
Liên Xô công bố chương trình thăm dò Mặt Trăng tuyệt mật

Liên Xô công bố chương trình thăm dò Mặt Trăng tuyệt mật

Năm 1973, Liên Xô đưa hệ thống thăm dò có tên Lunokhod-2 lên Mặt Trăng, thiết bị này thực hiện hoạt động thăm dò từ ngày 16/1/1973 đến ngày 10/5/1973.

Đăng ngày: 18/01/2018
Tiểu hành tinh lớn nhất năm đang lao về phía Trái Đất

Tiểu hành tinh lớn nhất năm đang lao về phía Trái Đất

Tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 1,1km, dài hơn nhiều so với tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai, có chiều cao hơn 0,8km.

Đăng ngày: 18/01/2018
Kinh ngạc khám phá bản chất bí ẩn của sao lùn nâu

Kinh ngạc khám phá bản chất bí ẩn của sao lùn nâu

Các nghiên cứu trước đây với Hubble, Spitzer và ALMA cho thấy những sao lùn nâu có thể lớn gấp 70 lần so với các sao khổng lồ như sao Mộc.

Đăng ngày: 17/01/2018
Trung Quốc dự định dùng tia laser tiêu hủy rác vũ trụ

Trung Quốc dự định dùng tia laser tiêu hủy rác vũ trụ

Các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Không quân Trung Quốc đề xuất dùng tia laser khổng lồ phá hủy vệ tinh cũ và các loại rác vũ trụ khác để dọn sạch quỹ đạo Trái đất, Newsweek hôm 15/1 đưa tin.

Đăng ngày: 17/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News